I. THỐNG NHẤT NHẬN NHỨC:
1.1. Hội: “là tổ chức tự
nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng
giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không
vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ
trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
1.2. Hội đồng hương là một
hội của những người cùng quê hương (có
thể cùng tỉnh, cùng huyện, cùng xã) đang sinh sống ở cùng một nơi xa (có thể ở nước ngoài, cùng tỉnh, huyện, xã)
khác quê cùng nhau tụ tập, lập hội để giao lưu và giúp đỡ lẫn nhau. Hình thức
sinh hoạt chủ yếu của hội đồng hương là họp hội đồng hương, liên hoan, trao
đổi, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau... hoạt động của Hội đồng hương chủ yếu dựa
trên sự đóng góp tự nguyện, tùy tâm của từng hội viên và người hảo tâm.
Hội đồng hương có nhiều điều
khác biệt so với các hội đoàn khác: mỗi năm chỉ họp mặt một lần, từ các cụ già
80 - 90 tuổi cho đến cháu thuộc thế hệ thứ 2, 3 đang học chuyên nghiệp, từ anh
công nhân cho đến vị lãnh đạo khả kính, doanh nhân lừng danh, đủ mọi thành phần
nếu đến từ một cội nguồn, gốc gác cùng chung một tỉnh, một huyện…và có tâm
huyết đều có thể là hội viên, không câu nệ hình thức, thành phần, phân biệt
giàu nghèo. Tham gia Hội đồng hương ở nơi xa xứ, bằng sự mong muốn và tự
nguyện, tâm huyết, bằng sự thương yêu che chở, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng giúp
nhau những lúc sa cơ hoạn nạn, giúp đỡ nhau cùng làm giàu, cùng phát triển xây
dựng tổ ấm trên quê hương thứ 2 ngày càng phồn thịnh. Sự đoàn kết thống nhất được
sản sinh từ quê hương, uống nước chung một dòng sông, ăn cơm trên một đồng
ruộng, chung phong tục, giọng nói...
1.3. Trong bối cảnh lịch sử
đầu những năm 1960, gày 12/11/1961, lãnh đạo Đảng bộ tỉnh Kiến An (thuộc thành phố Hải Phòng từ 1962) và
tỉnh Lào Cai ký kết nghị quyết liên tịch kết nghĩa toàn diện mà trọng tâm là
đưa đồng bào tỉnh Kiến An đi xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
tại tỉnh Lào Cai. Mở đầu, hơn 500 cán bộ, đảng viên, lao động trẻ là những
người con ưu tú của quê hương các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão,
An Dương, Đồ Sơn, Kiến An lập đoàn khai hoang đầu tiên lên xây dựng Hợp tác xã
tập trung Sơn Hải thuộc xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Sau đó từng
đoàn người rời quê hương Hải Phòng tiếp tục lên khai hoang tại các huyện của
tỉnh Lào Cai. Đến nay, đã có trên 3 vạn người Hải Phòng đang làm ăn, sinh sống
tại Lào Cai, sát cánh, đồng lòng cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh trong sự
nghiệp xây dựng, phát triển Lào Cai và bảo vệ nơi “phên dậu quốc gia”.
Xuất phát từ nhu cầu tình cảm quê hương, những
vị tâm huyết từ các xã, các huyện từ lâu đã nhóm họp và lập ra Hội Đồng hương.
Từ đầu những năm 2000 những người tâm huyết ở thị xã Lào Cai đã tụ họp nhau,
lập ra Ban Vận động rồi Hội Đồng hương Hải Phòng tỉnh Lào Cai đã thành lập,
được tỉnh công nhận.
Qua 2 kỳ Đại hội, HĐH Hải
Phòng được đánh gia là HĐH mạnh, hoạt động khá bài bản, có hiệu quả, là cầu nối
giữa bà con và lãnh đạo quê gốc Hải Phòng. Ngày 18/3/2012 Hội đã tổ chức Lễ kỷ
niệm 50 năm Ngày đồng bào Hải Phòng đi khai hoang, lập nghiệp tại tỉnh Lào Cai.
Dịp này Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã cử đoàn đại biểu lên chung vui và tặng
bức trướng cho Hội đồng hương Hải Phòng tại Lào Cai. Bức trướng mang dòng chữ
“Chủ động vượt khó khăn, kiên cường, đoàn kết, cùng đồng bào các dân tộc tỉnh
Lào Cai, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, an
ninh, quốc phòng địa phương”; UBND thành phố tặng bằng khen cho 44 tập thể và 7
cá nhân của hội đồng hương Hải Phòng và cán bộ, nhân dân các dân tộc một số địa
phương tỉnh Lào Cai. UBND thành phố có quà tặng cho 50 gia đình chính sách của
tỉnh Lào Cai; tặng quỹ khuyến học Hội đồng hương tỉnh Lào Cai 50 triệu đồng,
Tập đoàn thép Việt- Nhật Hải Phòng tặng 50 triệu đồng, các huyện Vĩnh Bảo, Tiên
Lãng và Thủy Nguyên mỗi huyện tăng 5 triệu đồng cho quỹ khuyến học.
1.4. Về BCH Hội là những
người đại diện cho Hội viên chủ yếu hình thành qua hiệp thương, hoạt động không
lương, không phụ cấp nên cần đủ các yếu tố: Tâm (Hòa kính, trách nhiệm…), Tài (đủ
ăn, đủ chi), Trí (hiểu biết xã hội,
có trình độ, có vị thế, biết sắp xếp công
việc), Thể (có sức khỏe, xốc vác,
minh mẫn), Thời (rảnh để có đủ điều
kiện lo việc chung). Nhưng khó ai hội đủ 5T đó nên căn bản nhất vẫn là cái
Tâm. Tâm sáng, lòng trong thì có thể vượt qua được, xứng là ngọn cờ tập hợp, dù
có nhiều khó khăn trắc trở. Song phải được sự ủng hộ của đông đảo hội viên thì
công việc mới suôn sẻ được
1.5. HĐH Hải Phòng phường
Kim Tân là Hội sớm được thành lập ngay từ những ngày đầu lập HĐH tỉnh. Là Hội
có đông Hội viên, nhiều người trong BVĐ thành lập và BCH HĐH tỉnh. Trong những
năm qua Hội hoạt động khá mạnh, năm 2014 có chững lại bởi nhiều nguyên nhân.
Để khắc phục tình trạng đó
và củng cố lại hoạt động của Hội, BCH Hội mới được kiện toàn trong buổi Gặp mặt
đầu Xuân 2015 vào chiều 14/3/2015 đề ra Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động trong
những năm tới như sau:
II. CHẤN CHỈNH TỔ CHỨC VÀ PHÁT
TRIỂN HỘI VIÊN
Xây dựng Hội đồng hương Hải
Phòng phường Kim Tân có hệ thống tổ chức Hội mạnh, hội viên nhiều là nhiệm vụ
trọng tâm, hàng đầu.
2.1. Tổ chức thực hiện các
Quy chế và một số văn bản của Hội theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP, Nghị định số
33/2012/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 03/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ.
2.2. Tiếp tục tổ chức quán
triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội đồng hương Hải Phòng lần thứ hai nhiệm kỳ 2013- 2018.
2.3. Nâng cao chất lượng
hoạt động của tổ chức Hội. Thực hiện Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Hội, kịp
thời kiện toàn tổ chức Hội theo hướng hợp lý về địa bàn dân cư tại phường Kim
Tân. Tập trung kiện toàn Chi hội cơ sở hoạt động chưa đều, hiệu quả chưa cao.
2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ
BCH Hội, Chi hội cơ sở vững mạnh, hợp lý, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng nâng cao năng
lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.5. Từng bước vận động để
100% gia đình người dân Thành phố Hải Phòng
sinh sống tại phường Kim Tân tham
gia hội viên, có tâm huyết, hăng hái.
2.6. Lập hồ sơ tổ chức Chi
hội theo quy định; trong đó có Danh bạ hội viên, Sổ công tác Hội và Sổ Biên bản
hội nghị của Hội cơ sở.
2.7. Thu thập thông tin cơ
bản về Hội viên để tập hợp in cung cấp cho cán bộ Hội, báo cáo BCH Hội tỉnh,
đưa lên mạng xã hội; thông tin về con, em hội viên hiện đang học tập, làm việc,
sinh sống, công tác ở địa bàn và trên toàn quốc hay nước ngoài; những con, em
hội viên trước đây đã từng được Hội khen thưởng.
2.8. HĐH Hải Phòng phường
Kim Tân tổ chức tốt “Gặp mặt đầu xuân” hàng năm (trong thời gian khoảng từ 15 đến 30 tháng Giêng âm lịch), Chi hội
tổ chức gặp mặt dịp Kỷ niệm giải phóng quê hương (15/5 dương lịch) theo thông lệ; tham gia gặp mặt hội viên toàn tỉnh
theo triệu tập của BCH Hội tỉnh.
2.9. Đa dạng hóa các loại
hình tổ chức và nội dung sinh hoạt Hội, thường xuyên đổi mới nội dung và hình
thức hoạt động.
III. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC
TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG
Công tác truyền thông vận
động xã hội nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu tạo nên sự ảnh hưởng sâu, rộng của Hội.
3.1. Tuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của tổ chức Hội trong cán bộ, hội
viên.
3.2. Giáo dục truyền thống
tốt đẹp của quê hươngHải Phòng, của Hội đồng hương Hải Phòng cho hội viên và con em hội viên.
3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục thông qua các cuộc sinh hoạt, thăm hỏi, giao lưu, gặp mặt nội
bộ tổ chức Hội; thông qua các cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động của
các Hội bạn; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài PTTH, tập
san, bản tin và trên các trang mạn xã hội...
3.4. Tìm hiểu, sưu tầm, lưu
giữ các tài liệu: tài liệu in, tài liệu điện tử, tài liệu truyền miệng trong
nhân dân... tạo nên ngân hàng tư liệu có giá trị về quê hương Hải Phòng, phường Kim Tân, quá trình lên khai
hoang và Hội đồng hương.
3.5. Xây dựng, duy trì Blog “Người
Đất Cảng trên vùng biên Tây Bắc”, qua đó thể hiện bức tranh tổng thể, cụ thể về
quê hương Hải Phòng, về tỉnh Lào Cai, về phường Kim Tân, về công cuộc khai
hoang những năm 1960, về Hội đồng hương Hải Phòng để tuyên truyền tới hội viên,
con em hội viên trong Hội và mọi người ở khắp mọi miền biết về Hội đồng hương Hải
Phòng phường Kim Tân.
3.6. Tham gia cung cấp tư
liệu, viết bài cho chuyên san NGƯỜI HẢI PHÒNG TRÊN ĐẤT LÀO CAI số 2”, tích cực
đóng góp cho việc “Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng quê hương (13/5/1955-13/5/2015); Kỷ niệm 55 năm
ngày đồng bào Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai (1961-2016).
3.7. Động viên hội viên, con
em hội viên, cộng tác viên viết, cung cấp tin, bài, ảnh về quê hương và Hội
đồng hương Hải Phòng qua địa chỉ Email: luongducmen@gmail.com cũng như đọc,
xem, góp ý cho Bog “Người Đất Cảng trên vùng biên Tây Bắc”.
VI. ĐỔI MỚI PHONG TRÀO THI ĐUA
Đẩy mạnh các phong trào thi
đua tạo nên diện mạo của tổ chức Hội, tính quyết định cho sự tồn tại và phát
triển lâu dài của Hội.
4.1. Thực hiện tốt các Quy
định về thi đua của Hội đồng hương Hải
Phòng với các danh hiệu: Hội viên tiên tiến, tiên tiến xuất sắc; Cán bộ tiên
tiến, tiên tiến xuất sắc; Hội cơ sở tiên tiến, tiên tiến xuất sắc.
4.2. Tiếp tục thực hiện hoạt
động thăm hỏi, động viên, giúp đỡ hội viên lúc ốm đau, hoạn nạn; Thăm viếng các
thành viên trong gia đình hội viên khi qua đời.
4.3. Quan tâm việc Mừng thọ
hội viên tuổi trên 70, 75, 80, 85... động viên các bậc cao niên sống vui, sống
khỏe, làm gương cho con, cháu noi theo; việc Mừng “Song hỉ tuổi Vàng, Bạc” động
viên các gia đình sống hạnh phúc.
4.4. Tổ chức tốt 2 phong
trào “Khuyến học”: trao tặng học bổng cho HS, SV nghèo vượt khó; khen thưởng
cho HS, SV học giỏi cấp huyện trở lên; HS đỗ Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh
vào dịp gặp mặt đầu Xuân.
4.5. Gắn các phong trào thi
đua của Hội đồng hương để góp phần tích cực phục vụ các cuộc vận động, các
phong trào thi đua của Đảng, của nhà nước, MTTQ, đoàn thể, tổ chức chính tri-xã
hội, xã hội trên địa bàn phường; góp phần tích cực hướng về quê hương: “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa”, “Xây dựng nông thôn mới”, “Thi đua làm kinh tế giỏi”, “Xây dựng
xã hội học tập”, “Xây dựng Gia đình, Dòng họ, Cơ quan, Khối xóm Văn hóa”, “Xây
dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học”.v.v.
4.6. Động viên, nhắc nhở cán
bộ, hội viên và gia đình hội viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại cơ quan, đơn
vị, địa bàn dân cư; coi danh hiệu thi đua của các thành viên trong gia đình đã
đạt được là thành tích của Hội đồng hương.
4.7. Tổ chức động viên, kiểm
tra, nhắc nhở hội viên và các cấp Hội thực hiện tốt các phong trào thi đua của
Hội. Phấn đấu từng bước, từng danh hiệu thi đua Hội viên, Cán bộ, Chi hội đạt
chỉ tiêu tăng dần. Bước đầu đạt trên 65% tiên tiến, trong đó có 25% đạt tiên
tiến xuất sắc.
V. NĂNG ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG KINH PHÍ
Tích cực xây dựng kinh phí
hoạt động của Hội đồng hương Hải Phòng tại phường Kim Tân vừa là nội dung, vừa
là điều kiện có tính quyết định để hoạt động của Hội được thuận lợi, tồn tại và
phát triển.
5.1. Thực hiện tốt Quy chế
Tổ chức và Hoạt động của Hội, trong đó quy định cụ thể về khoản thu, khoản chi
của kinh phí hoạt động theo hướng dẫn của BCH Hội tỉnh và các cơ quan chức năng
có thẩm quyền về quản lý hội.
5.2. Tổng hợp lại quá trình
ủng hộ Kinh phí hoạt động hằng năm thông báo công khai đến từng hội viên qua
Chi hội và buổi gặp mặt đầu Xuân.
5.3. Tiếp tục vận động hội
viên, các nhà hảo tâm trong và ngoài hội tài trợ để có nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động.
5.4. Vận động các nhà hảo
tâm, tài trợ là cán bộ, hội viên để ủng hộ đồng bào gặp khó khăn, khi quê hương
găp thiên tai theo chủ trương của Đảng và Nhà nước và của địa phương.
5.5. Động viên cán bộ, hội
viên đóng góp các loại quỹ, phí; ủng hộ các quỹ từ thiện, nhân đạo tại theo chủ
trương của phường Kim Tân và Hội tỉnh.
5.6. Có hình thức tôn vinh những
người ủng hộ, tài trợ kinh phí hoạt động của Hội như: tặng “Bảng Vàng ghi
công”, ghi vào “Sổ Vàng lưu danh” của Hội.
VI. NGHIÊM CHỈNH THỰC HIỆN CHẾ
ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Chú trọng công tác chỉ đạo,
báo cáo, thi đua, khen thưởng vừa là nội dung, vừa là giải pháp để các cấp Hội
duy trì có hiệu quả các hoạt động.
6.1. Chỉ đạo các hoạt động
vừa có tính toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm tạo nên sự cân đối, hài hòa
giữa các hoạt động.
6.2. Các hình thức thi đua,
khen thưởng đúng quy định về trang trí, về tiêu chuẩn, về mức, về cách thức
trao tặng Bằng Mừng thọ, Bằng Mừng Song hỷ tuổi Vàng (Bạc), Bảng Vàng ghi công,
Giấy khen, ghi vào Sổ Vàng lưu danh...
6.3. Động viên cán bộ, hội
viên, các cấp Hội tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; trong đó
có các phong trào thi đua của Hội.
6.4. Hội, Chi hội cung cấp
và xử lý thông tin, báo cáo định kỳ về các hoạt động thăm hỏi, khen thưởng, tấm
lòng vàng…kịp thời, đúng quy định lên Hội tỉnh.
Hoạt động của Hội đồng hương
mang tính xã hội, chứa đựng tính thiện nguyện, tâm huyết, nhân văn; giàu tình
cảm với quê hương để từ đó mỗi cán bộ, hội viên đều làm tốt nhiệm vụ tại cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp; tại nơi học tập, làm việc, công tác và nơi cư trú.
Dù trong hoàn cảnh thuận
lợi, hay khó khăn mỗi cán bộ, hội viên Hội đồng hương Hải Phòng tại phường Kim Tân ủng hộ BCH mới, phấn
đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, làm tròn bổn phận của người Thành phố Hải Phòng
tại quê hương thứ hai, luôn hướng về quê nhà, quyết tâm xây dựng Hội đồng
hương Hải Phòng tại phường Kim Tân là
một trong những Hội đồng hương vững mạnh, điển hình của tỉnh Lào Cai.
T/M
BAN CHẤP HÀNH THÀNH HỘI
Hội trưởng
Lương Đức Mến