Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Đề xuất mở Hội thảo tiến tới Kỷ niệm 55 năm ngày Người Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai

Ảnh sưu tầm, chỉ có tính chất minh họa
KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thảo: “Công cuộc khai hoang xây dựng, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội miền núi những năm 1960
với Chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới Việt Nam”.
-*-
Đặt vấn đề:
Di dân là một quy luật khách quan phản ánh đòi hỏi phát triển của mọi quốc gia. Di dân góp phần phân bố lại dân cư, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong cả nước. Di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở Việt Nam góp phần phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực sức lao động và tài nguyên nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Di dân kinh tế mới còn là một trong nhiều chủ trương lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu bảo vệ an ninh và quốc phòng.
Di dân ở Việt Nam diễn ra từ lâu trong lịch sử, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước.
Giữa đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc có quan hệ chặt chẽ, sâu sắc trước hết dưới góc độ tự nhiên và trên nền mối quan hệ tự nhiên như vậy, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng đã có quan hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị và văn hóa. Lịch sử như một vòng xoáy: tổ tiên người Việt vốn có cội nguồn ở khu vực miền núi và trung du và khi ra khỏi cuộc sống hang hốc họ đã đã chuyển dịch xuống vùng đồng bằng đang trong quá trình hình thành. Hàng ngàn năm sau, đồng bằng trở lên “đất chật, người đông” và hậu duệ của những cư dân khai phá đồng bằng năm xưa lại ngược bước chân tổ tiên mình lên miền núi khai hoang những vùng “đất rộng người thưa”.
Thời hiện đại, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và miền Bắc được giải phóng, nghị quyết Trung ương V (tháng 7/1961) về phát triển nông nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) đã chủ trương đưa đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi. Cũng trong năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào miền xuôi đi xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá miền núi. Đây được coi là sự mở đầu lịch sử cho công cuộc di dân khai hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và là cuộc di dân có tổ chức lớn nhất, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Kể từ đó đến nay, phân bố dân cư và lao động luôn được khẳng định trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong quyết sách lớn của Chính phủ mà những bài học kinh nghiệm từ những năm 1960 vẫn còn nguyên giá trị.
Do vậy, cần có cái nhìn tổng quát, có căn cứ khoa học và thực tiễn về “Công cuộc khai hoang xây dựng, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội miền núi những năm 1960” để có hướng đi phù hợp cho chặng đường tiếp theo.
I. Mục đích:
 - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề;
- Bài học kinh nghiệm từ thực tế và tác động của việc đưa đồng bào từ đồng bằng lên khai hoang ở miền núi đối với địa phương đi và đến;
- Đề xuất, kiến nghị chính sách thích hợp với đồng bào khai hoang.
II. Phương pháp tổ chức hội thảo:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Báo cáo nội dung hội thảo đến lãnh đạo các tỉnh, ngành liên quan để xin chủ trương, ý kiến chỉ đạo
- Thông báo nội dung hội thảo đến các địa phương, tổ chức liên quan để chuẩn bị ý kiến và thu thập tài liệu liên quan đến nội dung hội thảo.
- Chuẩn bị đề dẫn của Ban Tổ chức một cách ngắn gọn, cô đọng, có tính chất bao quát và gợi ý những vấn đề cần thảo luận.
- Căn cứ vào chủ đề phân công các tham luận tại hội thảo với yêu cầu các tham luận cần chuẩn bị có căn cứ khoa học, có biểu mẫu thống kê, điều tra xã hội học, các số liệu, tư liệu, các dẫn chứng minh họa, chứng minh cho các quan điểm khoa học của mình. Cụ thể có thể có các tham luận:
+ Việc di dân từ miền xuôi lên miền núi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam.
+ Bối cảnh lịch sử và quan điểm của Đảng về khai hoang miền núi những năm 1960.
+ Việc vận động đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi những năm 1960 và chính sách đối với người đi của tỉnh Kiến An, Hải Phòng.
+ Việc tiếp nhận, sắp xếp dân cư đối với người dân khai hoang của các địa phương nơi đến (tùy chọn).
+ Vai trò, ảnh hưởng của người khai hoang đến các mặt phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và giữ vững ANTT miền núi nơi đến.
+ Vai trò, ảnh hưởng của người dân khai hoang đến việc hình thành, phát triển hành lang kinh tế, tam giác tăng trưởng Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
2. Chuẩn bị về nhân sự:
2.1. Nhóm chuẩn bị về nội dung:
a. Nhiệm vụ:
+ Lựa chọn, đề xuất chủ đề hội thảo, nội dung các tham luận.
+ Xây dựng đề dẫn hội thảo.
+ Phối hợp đặt bài tham luận theo yêu cầu mỗi lĩnh vực, địa phương nên lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu, có hiểu biết để chuẩn bị tham luận và việc lựa chọn, đặt bài tham luận phải tiến hành sớm, cẩn thận và khách quan.
+ Biên tập kỷ yếu hội thảo.
+ Xây dựng Chương trình hội thảo.
b. Đề xuất nhân sự:

2.2. Nhóm chuẩn bị tổ chức:
a. Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để tổ chức hội thảo, như:
+ Liên hệ địa điểm tổ chức cùng các điều kiện đảm bảo.
+ Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung xây dựng chương trình, kịch bản điều hành chi tiết buổi hội thảo.
+ Phân công người làm công tác tổ chức, dẫn chương trình, thư ký, phụ trách công tác hội trường, phụ trách các tiết mục văn nghệ (nếu có).
+ Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung lên danh sách và liên hệ mời đại biểu, khách mời và người chủ trì hội thảo.
b. Đề xuất nhân sự:

3. Chuẩn bị về điều kiện tổ chức:
a. Nhiệm vụ:

- Lập dự trù kinh phí và nguồn kinh phí tổ chức hội thảo.
- Lựa chọn thời điểm tổ chức để đảm bảo số lượng người tham gia theo yêu cầu, có chất lượng và đảm bảo tính thời sự của chủ đề.
- Kiểm tra về địa điểm tổ chức:
+ Về không gian: Hội trường (Hội thảo nên tổ chức khoảng dưới 100 người, kê bàn ghế hình chữ U), bàn chủ tọa, bục phát biểu....
+ Về trang trí: Thông thường, trong các hội thảo, trang trí khánh tiết cần giản dị, đầy đủ, tránh quá cầu kỳ không cần thiết hoặc quá cẩu thả, sơ sài.
+ Về ánh sáng, âm thanh: Cần chuẩn bị tốt về ánh sáng để đại biểu có thể đọc rõ tài liệu âm thanh là hết sức quan trọng, micro phải đầy đủ hoặc linh hoạt để người tham gia hội thảo có thể chủ động phát biểu ý kiến, chất lượng âm thanh tốt.
+ Lưu ý: Các báo cáo viên có thể sử dụng các bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, trước khi hội thảo diễn ra cần nắm bắt rõ hình thức trình bày của báo cáo viên để chuẩn bị không gian trưng bày hoặc máy chiếu.
b. Đề xuất nhân sự:

III- Chương trình hội thảo:
- Ổn định tổ chức.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Trình bày đề dẫn tại hội thảo.
- Thảo luận: Phần thảo luận là một sinh hoạt có tính khoa học. Các tham luận phải được đề cập từ nhiều góc độ. Trong quá trình thảo luận cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan, biện chứng và phải luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý.
- Tổng kết hội thảo: Khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó nêu những đề xuất và kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa được khẳng định cần hướng cho các thành viên dự hội thảo tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh quan điểm của mình.
IV- Phân công thực hiện:

SỐ TT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
NGƯỜI THỰC HIỆN
NGƯỜI PHỐI HỢP
THỜI GIAN HOÀN THÀNH
GHI CHÚ
1
Xây dựng Kế hoạch




2
Báo cáo, xin phê chuẩn Kế hoạch




3
Dự kiến Nội dung, Khách mời, Tham luận, Kinh phí, địa điểm
BCH Hội Đồng hương HP tại LC


4
Xây dựng báo cáo Đề dẫn




5
Chọn đề tài tham luận




6
Liên hệ, đặt đề tài tham luận




7
Xây dựng tham luận




8
Dự thảo phát biểu của lãnh đạo




9
Thông qua Báo cáo đề dẫn, Báo cáo tham luận
TTBCH Hội Đồng hương HP tại LC


10
Tập hợp, in Kỷ yếu




11
Xây dựng Chương trình, Kịch bản Hội thảo




12
Xin chủ trương Kinh phí Hội thảo




13
Liên hệ địa điểm, cơ sở vật chất




14
Phân công người làm công tác tổ chức, dẫn chương trình, thư ký, phụ trách công tác hội trường, phụ trách các tiết mục văn nghệ




15
Dự kiến Tổng kết Hội thảo




16
Thực hiện kiến nghị





NGƯỜI NÊU Ý TƯỞNG



Lương Đức Mến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét