Hải Phòng xưa (ST) |
Tuy là vùng đất cổ, có nền văn minh sớm, ở
trình độ cao nhưng địa danh “Hải Phòng” và việc lập ra đơn vị hành chính độc lập mang tên này lại khá
trẻ. Nhân Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng quê hương (13/5/1955-13/5/2015) ôn lại chút lịch sử và ghi lại đây sự hiểu
biết của mình.
1. Quá trình hình thành đơn vị hành chính độc
lập.
Quá trình hình
thành cương vực Hải Phòng là quá trình vươn ra biển cả, đắp đê sông, đê biển,
thau chua rửa mặn.
Từ trở về trước đất
Hải Phòng nay là một phần huyện Vĩnh Lại (tức
Vĩnh Bảo 永保 thuộc phủ Hạ Hồng), huyện Tiên Minh 先明 (phủ Nam Sách),
các huyện Giáp Sơn 岬山, Đông
Triều 東潮, An Lão 安老, Nghi Dương 宜陽, Kim Thành
金城, Thuỷ Đường 水溏, An Dương 安陽 (phủ Kinh Môn)
thuộc thừa tuyên 承宣 (rồi xứ 処, trấn 鎭 và tỉnh 省) Hải Dương
海陽.
Vào đời Nguyễn (阮朝, 1802-1945),
sau khi ký Hòa ước Giáp Tuất (甲戌條約, 1874)tại bến cảng bên cửa sông Cấm của tỉnh Hải Dương 海陽 mang tên Ninh Hải , nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ
quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương
thương chính quan phòng. Tiếp theo, Bùi Viện được sự phê chuẩn của vua Tự
Đức, đã thực hiện việc xây dựng một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi
là Nha Hải phòng sứ 海防衙使.
Sau Hoà ước Giáp
Thân (甲申條約, 1884), khi đã mới
bình định xong Việt Nam, Pháp cắt các huyện ven biển của Hải Dương lân cận cảng
Ninh Hải là: An Dương, Nghi Dương, An Lão (thuộc phủ Kiến Thuỵ) và một
phần huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên) lập Nha Hải Phòng 海防衙, ngày
11/9/1887 đổi là tỉnh Hải Phòng.
Đến 19/7/1888 Pháp
ép Đồng Khánh nhượng Hải Phòng để xây dựng thành phố bằng Sắc lệnh do Tổng
thống Pháp Sadi Carnot kí. Đến ngày 31/01/1898, toàn quyền Đông Dương tách Tf
Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lị về Phủ Liễn. Ngày 05/8/1902
tỉnh Hải Phòng đổi thành tỉnh Phù Liễn sau đó ngày 17/2/1906 thành tỉnh Kiến An
建安. Từ đó, thành phố Hải Phòng là thành phố
thuộc địa (nhượng địa) do Pháp lập Toà Đốc lý trực tiếp cai trị, Kiến An
là tỉnh Bảo hộ (protectorat) vẫn duy trì bộ máy vua quan phong kiến cai
trị thuộc xứ Bắc Kỳ (Tonkin, theo Hòa ước Quý Mùi hay Hiệp ước Harmand,
25/8/1883) bên cạnh Tòa Công sứ do người Pháp nắm quyền.
Từ sau 8/1945 và
sau 1955 địa danh Hải Phòng, Kiến An không có gì thay đổi chỉ có điều chỉnh về
địa giới một số huyện giữa các tỉnh, thành Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên và Hải
Dương
Thành phố Hải Phòng
ngày nay được Quốc Hội Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Quyết định
thành lập vào ngày 27/10/1962, trên cơ sở hợp nhất thành phố Hải Phòng cũ và
tỉnh Kiến An.
2. Có nhiều giả thiết về nguồn gốc địa danh
Hải Phòng:
- Là tên gọi rút
ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ 海嬪防守, chức (?) của Đông Triều công chúa, lĩnh
ấn Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải là Lê Chân (?-43,
con của Lê Đạo và Trần Thị Châu) đầu thế kỷ I.
- Là tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một
cơ quan đời Tự Đức (嗣德, 1848-1883) trên đất Hải Dương lập năm 1870: Nha
thương chính 商政衙 ( còn gọi là Sở Đoan) trực
thuộc Đốc bộ đường tỉnh Hải Dương nên tên đầy đủ là Hải Dương thương chính nha 海陽 貿易商館.
Con dấu của nha này ghi: "Hải Dương thương chính quan phòng" tức dấu
của Nha thương chính Hải Dương. Nha này đặt ra nhiều địa phương ven biển hoặc có đường biên giới giáp
nước ngoài với chức năng là cơ quan bảo vệ, canh phòng chủ quyền đất nước. Tên
gọi này sau được Jean Dupuis (1828-1912, là một nhà thám hiểm và thương nhân
người Pháp) khi khám phá vùng sông Hồng cho mục đích thương mại năm 1872 ghi
lại và trên lược đồ của Pháp năm 1874 cũng đã thấy ghi lại hai chữ Hải Phòng.
- Bắt nguồn từ Ty sở nha Hải Phòng hoặc
đồn Hải Phòng 海防兵力 (có
chức năng là cơ quan bảo vệ, canh phòng chủ quyền đất nước) do Cử nhân Bùi
Viện (裴,
1839 - 1878) lập năm năm 1871 gần cảng Ninh Hải khi ông giúp Lê Tuấn (黎峻, ?- 1884), Tham tri Bộ Lễ 禮部參知 ra Bắc dẹp loạn. Việc này có thể do lúc
đầu người Pháp chỉ được đóng quân ở đồn Hải Phòng mà không được đóng quân ở đồn
Ninh Hải. Vì vậy họ quen dùng tên Hải Phòng, tên gọi này phát âm dễ hơn tên
Ninh Hải (đối với người Pháp).
- Do Phạm Phú Thứ (范富庶, 1821–1882) đặt năm 1877 khi ông Tiến sĩ
cập đệ 進士科 (Khóa thi Quý Mão, 1843) này làm tổng đốc Hải Yên 海安總督 (còn gọi là Hải An, gồm Hải Dương 海陽
và Quảng Yên 安廣, 1874-1878), kiêm sung Tổng lý thương chính Đại
thần 総理貿易商大臣. Địa danh này có nghĩa là "Phòng vệ 防 bờ biên 海" đất
nước.
Lương Đức Mến
(STBS), ngày 12//5/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét