1.
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SƠN LA:
Trước
kia, Phần lớn tỉnh Sơn La
ngày nay là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (盆蠻, 1707–1899),
gồm tỉnh Xiêng Khoảng (Xiangkhouang),
một phần các tỉnh Hủa Phăn (Houaphanh)
đến Khăm Muộn (Khammouane) ở phía
Đông nước Lào, và một phần các tỉnh miền Bắc Trung bộ Việt Nam (Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa,
Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, phần lớn Sơn La).
Năm 1479, Sơn La chính thức sáp nhập vào Đại
Việt大越 thời vua Lê
Thánh Tông (黎聖宗, 1442 –1497) lúc đầu đặt thuộc
Trấn Ninh 鎮寧, sau là đất Phủ Gia Hưng 嘉興府 thuộc Thừa tuyên xứ Hưng Hóa興化承宣. Năm 1490 đổi là xứ Hưng Hóa. Đời Hồng Thuận (1509-1516) đến đầu đời Gia Long gọi là
trấn Hưng Hoá 興化鎮. Dưới triều
Nguyễn (阮朝, 1802 – 1945), năm Tân Mão 1831, Minh Mạng
đổi thuộc tỉnh Hưng Hóa 興化省
Bình định xong Bắc kỳ,
người Pháp cho phân định lại địa giới, đặt những tỉnh mới. Riêng tỉnh Hưng Hóa
đặt các đạo quan binh, tiểu quân khu sau đó chia thành các tỉnh để dễ dàng cai
trị: tháng 5 năm 1886 thành lập tỉnh Chợ Bờ (tức tỉnh Mường, sau đổi thành Phương Lâm rồi Hòa Bình); ngày 7 /1/1899 thành lập đạo
quân binh IV bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai, Tiểu quân
khu Vạn Bú... Lào Cai là đạo lỵ. Về sau đổi thành các tỉnh dân sự như: tỉnh Yên
Bái (1895), tỉnh Vạn Bú (1895, sau đổi thành tỉnh Sơn La), tỉnh
Lào Cai (tháng 7 năm 1907, gọi là Lao
Kay) và tỉnh Lai Châu (tháng 6 năm
1909). Phần còn lại của tỉnh Hưng Hóa
vốn đã thêm huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh
Sơn Tây (từ 1891), huyện Hạ Hòa thuộc
phủ Lâm Thao (1893), phủ Đoan Hùng từ
tỉnh Tuyên Quang (1895) từ ngày 5
tháng 5 năm 1903 được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Đây là những tỉnh thuộc vùng Tây Bắc ngày nay.
Riêng Sơn La (thành lập 10/1895, tỉnh lỵ ở Vạn Bú tức Tạ
Bú), Thiếu tá De Chateaurochet làm Phó công sứ Sơn La. Kế nhiệm là Moulié (11/1886)
Ngày 23 tháng 8 năm
1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố
Sơn La. Công sứ Pháp đầu tiên là Jean G. Monpeyrat, lên cầm quyền thay công sứ
Sévénier từ năm 1902 đến năm 1909. Kế nhiệm ông là các công sứ Pháp như Hernandez (1909 - 1911),
Fillion, Bonnermain, Louis Rene, Pierre Grossin, Nempont, Romanetti, Saint
Poulof (1928 - 1933), Cousseau, Gabon, Robert.
Năm 1907, công sứ Monpeyrat cho xây dựng
nhà tù Sơn La. Năm 1917, công sứ Pháp Laumet mở trường dạy chữ quốc ngữ và chữ
Pháp.
Năm 1933, công sứ Gabriel M. de
Saint-Poulof (cầm quyền thay Romanetti từ
năm 1928) bị đầu độc chết trong cuộc chiến đấu đòi vượt ngục của tù nhân ở
Sơn La. Năm 1939, công sứ Cousseau lên thay. Năm 1944, Robert thay ông ta làm
công sứ Sơn La và cai trị đến năm 1945.
Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh
Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra, gồm Văn Bàn, Than Uyên, Sình Hồ, Bát Xát, Cốc
Lếu và Phong Thổ) lập thành “Xứ Thái tự trị” nằm dưới sự chỉ đạo của
Pháp do Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
Năm 1950 dưới chính thể Quốc trưởng Bảo Đại
(保大, 1913
– 1997) ra Dụ số 6 ký ngày 15/4 đặt vùng này cùng với tỉnh Hải Ninh (tức Quảng Ninh nay) và Xứ Thượng Nam
Đông Dương (tức Tây Nguyên nay) để
thành Hoàng triều Cương thổ (皇朝疆土, Domaine de la Couronne,
1950-1955).
Trong kháng
chiến, 1948-1953: Sơn La đặt thuộc
Liên khu Việt Bắc va có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên
Châu, Mộc Châu.
Cuối
cuộc kháng chiến, để củng
cố căn cứ địa Tây Bắc mới giải phóng, ngày 28/01/1953 có Sắc lệnh số 143/SL các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu
tách ra khỏi Liên khu Việt Bắc thiết lập Khu Tây Bắc.
Sau
Hòa bình, theo Sắc lệnh số
230-SL, ngày 19/4/1955, thuộc Khu tự
trị Thái Mèo.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội thông
qua Nghị quyết đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập
ba tỉnh: Lai Châu (7 huyện: Điện Biên, Tuần
Giáo, Mường Tè, Tủa Chùa, Mường Lay, Sình Hồ và Phong Thổ), Sơn La (7 huyện: Quỳnh Mai, Thuận Châu, Mường La,
Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và thị xã Sơn La) và Nghĩa Lộ (4 huyện: Than Uyên, Mù Cang Chải, Văn Chấn
và Phù Yên).
Sau
khi thống nhất đất nước, theo
Quyết định của Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2 ngày 27 tháng 12 năm 1975, giải thể
Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ là Phù Yên
và Bắc Yên. Từ đó, tỉnh Sơn La có tỉnh lị là thị xã Sơn La và 9 huyện: Bắc Yên,
Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Thuận Châu, Yên
Châu.
Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chia huyện Sông
Mã thành 2 huyện: Sông Mã và Sốp Cộp; Ngày 10 tháng 6 năm 2013, chia huyện Mộc
Châu thành 2 huyện: Mộc Châu và Vân Hồ.
Ngày 3 tháng 9 năm 2008, thị xã Sơn La
thành thành phố Sơn La.
Hiện
nay, Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, tỉnh
có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng
diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý:
20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đông. Địa giới: phía bắc
giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ,
Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và
tỉnh Huaphanh (Lào); phía tây nam
giáp tỉnh Luangprabang (Lào).
Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250
km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.
Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện) với 12 dân tộc.
2. VỀ
HỘI ĐỒNG HƯƠNG HẢI PHÒNG TẠI TF SƠN LA
Hội đồng hương Hải Phòng tại thành phố Sơn
La (trước là Hội đồng hương Hải Phòng thị xã Sơn La) thành lập ngày 14/2/2009
ban đầu có 30 hội viên. Đến nay, số hội viên tăng lên 150, sinh hoạt ở 4 chi hội.
Ở Sơn La còn có Hội đồng hương Hải Phòng tại
huyện Mai Sơn.
Hội đã mở rộng quan hệ giao lưu; gặp mặt
đánh giá các hoạt động trong năm, bổ sung, hoàn thiện quy ước; tổ chức thăm hỏi
gia đình hội viên có người đau ốm, việc hiếu, hỷ; tích cực quyên góp hỗ trợ những
hội viên gặp tai nạn, rủi ro; tặng quà, mừng thọ, khen thưởng các cháu học sinh
giỏi… Đồng thời, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Hội
cho hội viên vay quỹ để mua sắm trang thiết bị, mở rộng sản xuất…
Những người Hải Phòng tại Sơn La luôn hướng
về quê hương, tuyên truyền lịch sử, những bước đổi mới của thành phố Cảng. Hội
thường xuyên tổ chức đoàn về thăm Hải Phòng trong các dịp kỷ niệm Ngày giải phóng
Hải phòng 13-5, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn…; thăm hỏi, tặng
quà các con, cháu của các cựu chiến binh ở Hải Phòng bị nhiễm chất độc màu da
cam…
Hội từng bước đa dạng hình thức, nâng cao
chất lượng hoạt động, trở thành cầu nối gắn kết những người con xa quê với
thành phố Hải Phòng.
Luôn
tự hào là người Hải Phòng, Hội còn giữ mối quan hệ gắn bó với các hội đồng
hương Hải Phòng tại nhiều tỉnh, thành phố: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tăng cường tình đoàn kết giữa người Hải
Phòng trên cả nước, tương trợ lẫn nhau và cùng nhau hướng về quê hương nguồn cội.
Phát huy tinh thần, truyền thống vẻ vang của
quê hương đất Cảng “Trung dũng, quyết thắng”, mọi cán bộ hội viên và các thế hệ
con cháu người Hải Phòng tại Sơn La luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công
tác sản xuất, kinh doanh, làm ăn sinh sống góp phần xây dựng quê hương Sơn La -
một tỉnh miền núi cao, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc - ngày càng giàu đẹp.
3. LỄ
KỶ NIỆM 10 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
Trong không khí đầm ấm, thắm tình đồng
hương, Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hội đồng hương Hải Phòng tại thành phố Sơn
La được tổ chức sáng 16-3 tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) với 57 đại biểu Hội viên.
Tới dự có đoàn đại biểu thay mặt UBMTTQ, HĐND,
Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng, đoàn đại biểu quân Đồ Sơn, thành phố Sơn La
và đại diện các Đoàn đồng hương Hải Phòng tại các tỉnh, thành phố (Điện Biên,
Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội).
Phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND
thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam
thông tin một số thành công nổi bật trong phát triển kinh tế- xã hội của thành
phố Hải Phòng thời gian qua. Thay mặt lãnh đạo thành phố, đồng chí ghi nhận, biểu
dương kết quả hoạt động của Hội đồng hương Hải Phòng tại Sơn La và đánh giá, hoạt
động của Hội đa dạng, chất lượng, trở thành cầu nối giữa những người con Hải
Phòng tại tỉnh Sơn La. Phó chủ tịch UBND thành phố mong muốn thời gian tới, các
hội viên của Hội tiếp tục đoàn kết, gắn bó, có đóng góp tích cực vào sự phát
triển của thành phố Cảng quê hương.
Nhân dịp này, 6 tập thể và 13 cá nhân của Hội
đồng hương Hải Phòng tại Sơn La vinh dự được UBND thành phố Hải Phòng tặng Bằng
khen vì có nhiều thành tích xây dựng Hội, hướng về cội nguồn.
Đồng thời, Hội đồng hương Hải Phòng tổ chức
mừng thọ cho 11 cụ từ 70-85 tuổi; vinh danh 15 hội viên tiêu biểu có thành tích
xuất sắc trong 10 năm xây dựng tổ chức Hội.
4. HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐOÀN LÀO CAI:
Nhận lời mời của HĐHHP tại tf Sơn La, Thường
trực HĐHHP tỉnh Lào Cai cử đoàn sang dự gồm 9 người: 4 Phó Chủ tịch BCH Hội (Phạm
Văn Hựu, Bùi Xuân Xanh, Lương Đức Mến, Phạm Văn Trọng), 2 Ủy viên BCH (Phạm Văn
Trọng, Đỗ Thanh Tâm) và 2 Hội viên tiêu biểu (Nguyễn Thanh, Hoa Mai).
Đoàn đã hoạt động tích cực, hoàn thành tốt
sứ mệnh mà lãnh đạo Hội giao. Đoàn Lào Cai là đoàn HĐH đông nhất, duy nhất được
mời tham gia biểu diễn trước giòa khai mạc, được mời, giới thiệu phát biểu
trong buổi Lễ, đồng thời đã tiến hành giao lưu riêng với lãnh đạo thành phố Hải
Phòng, các đoàn HĐH các tỉnh Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng.
Đoàn đã tranh thủ ghé thăm Nhà máy Thủy điện Sơn La, tham dự buổi Khai mạc Lễ hội Mùa Hoa Ban.
Đoàn đã tranh thủ ghé thăm Nhà máy Thủy điện Sơn La, tham dự buổi Khai mạc Lễ hội Mùa Hoa Ban.