Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

ĐÃ ĐẾN LÚC

Tuổi cao, sức yếu, não suy,

Cần buông bỏ bớt để đi chơi nhiều.

Cuối tháng 10/2023, tôi đi tf HCM theo vé khứ hồi đã  đặt từ trước nên Đại hội lần thứ IV Hội Đồng hương Hải Phòng tỉnh Lào Cai họp ngày 25/10/2023 tại TTHN tỉnh tôi không dự được. Nhưng Đại hội vẫn bầu tôi vào BCH và phiên họp thứ nhất của BCH đã bầu tôi làm Phó Chủ tịch và là 1 trong 10 Thường trực Hội.

Ngày 06/11/2023 trong phiên họp Thường trực tôi xin rút nên BCH còn 49. Vừa xinh.

Trước đó, tôi cũng đã xin rút và bàn giao chức năng Chủ tịch Hội Cơ sở phường Kim Tân cho anh Nguyễn Quốc Toản (gốc Giang Biên, Vĩnh Bảo). Đồng thời số Bằng, Giấy khen của UBND thành phố Hải Phòng, của tỉnh Lào Cai, của các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (thuộc tf Hải Phòng) tặng cho các tập thể, cá nhân thuộc Hội ĐHHP tỉnh Lào Cai dịp Kỷ niệm 60 năm (1961-2022) tôi đang bảo quản đến đúng địa chỉ ghi trong giấy.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Đám tang Hội viên

Bài thơ và giọng đọc của bác @Dh1 Hường Kt  rất xúc động, tình cảm, Clip do bác @Bùi Khắp  quay tại đám tang bác Vũ Xuân Thái (SN 1944, Quê quán Liêm Am, Vĩnh Bảo lên LC năm 1962; Chỗ ở hiện nay: Xuân Giao - Bảo Thắng; UVBCH hội ĐHHP khoá III ;  CT hội ĐHHP xã Xuân Giao) ngày 9/2/2023 (tức 19/Giêng/Quý Mão khá chi tiết.

Tôi xin tải về và đưa lên đây để mọi người biết và cùng lan tỏa



Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

ĐẶC SẢN ĐI VÀO THÀNH NGỮ

Tiếng là dân Hải Phòng (gốc xã Chiến Thắng, huyện An Lão) nhưng xa quê đã lâu (từ 2/1964) và cũng ít có dịp du khảo nơi đây dài ngày nên tôi hiểu biết không nhiều về quê hương, nhất là những món ăn, sản vật và danh thắng!.

Ảnh mượn trên MXH

Hôm nọ, trong buổi giao lưu với các bạn (toàn cỡ ĐH và trên ĐH cả) trong một nhà hàng tại Ngã 5 thành phố, khi ngà ngà, nói về quê hưng, mỗi người mỗi ý và xem ra khó có trọng tài” phân giải dứt khoát được!.

Trong hoàn cảnh đó, đây là lần đầu tôi nghe và hiểu rằng câu hơi “bầy bậy” mà mình từng biết đến là một câu phương ngôn của người đất Cảng, có trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam. Đáng tiếc là câu đó có khá nhiều dị bản mà ít ai đoan chắc đâu là câu gốc! Ví dụ: Tôi từng nghe: “Gà Tò, Lợn Tó, Vó Vạn Đồn, Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ” nhưng cũng đã nghe nói “Bưởi Đại Trà, Gà Văn Cú, Vú Đồ Sơn,…

Chắt lọc các di bản mà mình nắm sơ sơ, hình dung ra đại thể, nó có thể là thế này:  Bưởi Đại Trà, Cam Đồng Dụ, Gà Văn Cú, Vú Đồ Sơn, Lồn Cổ Am”.  Thoạt nghe có vẻ hơi “sinh thực khí” quá, nhưng ngẫm kỹ ra, nó có ý nghĩa ra phết đấy! Ngoài những địa danh thuộc tỉnh khác, như Vạn Đồn tức làng Vó, nay thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy từng nổi tiếng với nghề đan và bán vó hay làng Tò, nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ cùng tỉnh Thái Bình có đặc sản gà Tò, ngày trước dùng để tiến vua,…Còn đa phần các địa danh trong đó nay đều thuộc nơi “địa linh nhân kiệt” Hải Phòng.  Này nhé:

thôn Cổ Am, quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585, Nhà Tiên tri số 1 của Đất Việt) và nó thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Cũng là quê của nhà nho Trần Lương Bật (đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Giáp Thân,1664), Trần Công Hân (đỗ tiến sĩ năm Quý Sửu, 1733),…Đây là nơi có những bà mẹ thông minh, giỏi giang nên đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều con học giỏi đỗ đạt, làm quan khắp nơi.

Làng Đồng Dụ thuộc xã Đặng Cương, huyện An Dương vốn rất nổi tiếng với nghề trồng hoa Hải Đường và Cam tiến vua đã mang lại niềm tự hào cho người dân đất Cảng. Cam ở đây thơm, ngọt và to nổi tiếng. Hiện nay, tuy cam Đồng Dụ là nguồn gen quý, hiếm nhưng có nguy cơ tuyệt chủng cao, rất cần được bảo tồn.

Đại Trà trước kia là tổng, nay thuộc xã Đông Phương (các thôn Đại Trà Đức, Đại Trà Hồng, Đại Trà Hải, Lạng Côn Hà, Lạng Côn Hải.), huyện Kiến Thụy (17 xã). Bưởi ở đây ngon, dễ trồng.

Làng Văn Cú thuộc xã An Đồng (nơi có ngôi Đình nổi tiếng thờ Đỗ Vĩ, vợ và hai con trai Đỗ Quang, Đỗ Huy, là những vị tướng nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân), thuộc huyện An Dương (01 thị trấn và 15 xã).

Đồ Sơn: địa danh này quá quen thuộc và phụ nữ nơi đây thường chuyên nghề làm cá, chèo thuyền và kéo lưới. Nhờ lao động, các cô gái Đồ Sơn có những bộ ngực săn chắc, tròn và đẹp. Đừng ai nghĩ đến những bóng hồng trên bãi biển” nha bới việc đó mới có những năm người Pháp đến nhiều từ những năm đầu của thế kỷ XX!

Như vậy những đặc sản vùng xứ Đông là dân gian ca ngợi, truyền tụng như Người, Hoa, Cam, Trà, Bưởi, Gà, …được cách điệu lên gây ấn tượng, dễ nhớ. Đấy cũng là một nét đặc sắc của đất Hải Phòng! Tiếc là không phải ai là dân (gốc) Hải Phòng cũng từng đặt chân đến những vùng đất ấy và được thưởng thức những đặc sản đó!

Mỗi địa phương đều có những sản phẩm đặc trưng tiêu biểu và rất đáng trân trọng. Nhưng ngày nay, một số giống “Đặc sản” đã bị lai tạo, không còn thuần chủng nữa và cũng chẳng còn cần để “tiến Vua” song rất cần giữ nguồn gen, nhân giống tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của Việt Nam được quảng bá ra thị trường thế giới và ngay cả với những người con xa quê mới là việc đáng tự hào và rất nên làm.

Thêm nhớ và tự hào về quê hương Đất Cảng.

-Lương Đức Mến, 25/10/2022-

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

LƯỢC SỬ 60 năm người Hải Phòng xây dựng Kinh tế-Văn hóa-An ninh-Quốc phòng tại tỉnh Lào Cai

Cuộc lên khai hoang tại Lào Cai của đồng bào Hải Phòng từ đầu những năm 1960 là sự tiếp nối truyền thống cha ông, học tập tiền nhân lên miền núi khai hoang những vùng “đất rộng người thưa” góp phần củng cố sức mạnh của miền biên ải, giãn dân nơi “đất chật, người đông”.

Sau khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, Ban CHTW (Khóa III) đã có Nghị quyết  Số 26-NQ/TW, tháng 7 năm 1961 “Về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”, chủ trương đưa đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi. Cũng trong năm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào miền xuôi đi xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá miền núi dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, thường được biết dưới cái tên “KHAI HOANG”.

Công cuộc khai hoang miền núi đó được khởi động và diễn ra trong Bối cảnh mới, cần có những quyết sách mới sau khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

Quán triệt chỉ đạo của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ  III, tháng 2/1961 xác định mục tiêu, nhiệm vụ khai thác tiềm năng nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn; chú trọng thu hút nhiều nhân lực mới từ miền xuôi lên, góp phần phân bố lại dân cư tại địa phương, hỗ trợ các tỉnh miền xuôi trong tổng thể nền kinh tế chung của miền Bắc trước tình hình mới.

Cũng trong thời gian đó, quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Kiến An đã hướng tới vùng đất giầu tiềm năng đất đai, khoáng sản, tài nguyên nơi “đất rộng người thưa” là tỉnh Lào Cai.

Từ đó lãnh đạo 2 tỉnh đã có những chủ trương, kế hoạch, bước đi thích hợp. Cụ thể là:

- Ngày 28/4/1961 Tỉnh uỷ Kiến An ra Quyết nghị số 4/QNN/TU lập bộ phận “Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, tổ chức vận động nhân dân đi khai hoang ở tỉnh Lào Cai” đã xúc tiến nhiều việc trong đó có việc khắc phục khó khăn về giao thông, khảo sát thực tế tại Lào Cai.

Sau đó ngày 12/11/1961  Hội nghị Đại biểu BCH tỉnh Đảng bộ 2 tỉnh Kiến An (Bí thư Lê Huy là Trưởng đoàn)  Lào Cai (Bí thư kiêm Chủ tịch Hoàng Trường Minh là trưởng đoàn) đã ra Nghị quyết về việc kết nghĩa toàn diện giữa 2 tỉnh,  trong đó có việc vận động nhân dân Kiến An lên Lào Cai khai hoang nhằm “phối hợp điều hòa nhân lực và phát triển kinh tế giữa hai tỉnh” với 5 năm 1961-1965 vận động 8-9 vạn nhân dân Kiến An lên Lào Cai.

Lào Cai tiếp nhận người dân đến khai hoang từ nhiều tỉnh nhưng duy nhất có Nghị quyết giữa 2 tỉnh là giữa Lào Cai và Kiến An (nay là Hải Phòng)!

Sau khi Ban Bí thư nhất trí chủ trương, Quốc hội khóa II, tại kì họp thứ 5 ngày 27/10/1962 đã ra Nghị quyết hợp nhất Hải Phòng-Kiến An lấy tên là Hải Phòng. Đại hội Đảng bộ Hải Phòng lần thứ Nhất (10/7-14/7/1963) đề ra nhiều quyết sách, trong đó có việc tiếp tục đưa nhân dân Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai.

Đây là cuộc vận động lớn, công tác chính trị tư tưởng được coi trọng và có nhiều cách làm mới có ý nghĩa cách mạng to lớn, đóng góp vào cuộc cách mạng tư tưởng - văn hoá, cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng KHKT. Do vậy, đã đem lại luồng sinh khí mới cho cuộc vận động dãn dân ở các tỉnh miền xuôi và tinh thần xây dựng hậu phương lớn, đón nhận đồng bào lên xây dựng quê mới ở Lào Cai.

Việc tổ chức thực hiện đã đạt nhiều kết quả với bước đi phù hợp

Mở đầu, tháng 3/1961, hơn 500 cán bộ, đảng viên, lao động trẻ khoẻ là những người con ưu tú của các làn xã trong các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thuỵ, An Lão, An Dương, Đồ Sơn thuộc Kiến An có mặt trong đoàn khai hoang lên xây dựng Hợp tác xã tập trung Sơn Hải thuộc xã Sơn Hà (1965 tách ra thành 2 xã là Sơn Hà và Sơn Hải), huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai mà các Đội được thành lập lấy ngay tên huyện ở quê làm tên Đội.

Sau đoàn đầu tiên ấy, tỉnh Lào Cai tiếp nhận thêm trên 600 cán bộ, đảng viên, lao động chính, khoẻ mạnh của Hải Phòng lên xây dựng 2 hợp tác xã tập trung là An Trà (xã Sơn Hà), Tân Thành (xã Phố Lu) đều thuộc huyện Bảo Thắng. Tiếp theo đồng bào từ tỉnh Kiến An lên được lãnh đạo tỉnh Lào Cai cùng lãnh đạo các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát đón tiếp tại Ga Phố Lu, Làng Giàng, Phố Mới đưa về các bản, xã.  Đến 1963 đã thành lập 25 HTX khai hoang độc lập và 22 hợp tác xã xen kẽ đồng bào khai hoang và đồng bào sở tại trong tổng số 410 HTX tại Lào Cai. Nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất xây dựng tại các HTX khai hoang như  An Trà, Sơn Hải, Giao Bình, Hoà Lạc, An Lạc (Bảo Thắng), An San, Quang Kim, Đông Thái (Bát Xát) Bản Sen (Mường Khương), Bản Mẹt, Bảo Tân (Bắc Hà), Đông Du, Đông Xá, Tân Khai (Sa Pa) được nhân ra diện rộng.

Do có chủ trương đúng, công tác tư tưởng làm tốt, việc tổ chức thực hiện  với bước đi phù hợp nên cuộc vận động đã đạt kết quả tốt đẹp

 Trong những năm 1960 đến 1974, người Hải Phòng lên Lào Cai tập trung chủ yếu ở Tằng Loỏng, Phú Nhuận, Phố Lu, Sơn Hà, Phong Niên, Xuân Quang, Trì Quang thuộc huyện Bảo Thắng, Cốc San, Quang Kim thuộc Bát Xát và Bảo Nhai của Bắc Hà. Nhiều địa danh mới với tên ghép ấm tình miền sơn cước và gợi nhớ về cố hương đã ra đời. Đó là: An Trà (Kiến An-Bản Trà), An Phong (An Lão-Phong Niên), Vĩnh Phong (Vĩnh Bảo-Phong Niên), Tân Phong (Tân Liên-Phong Niên)... ở Bảo Thắng; An Quang (Kiến An-Quang Kim) ở Bát Xát...

Trải qua những bước thăng trầm lịch sử, nhiều gia đình gốc Hải Phòng đã 2 – 3 đời sinh cơ lập nghiệp tại Lào Cai; nhiều người hay con em của họ trưởng thành được giao trọng trách trong các cấp chính quyền, trong các cơ quan, đơn vị; trong LLVT; nhiều doanh nhân, văn nghệ sĩ người Hải Phòng đã có đóng góp vào sự phát triển của Lào Cai.

Thế hệ hôm nay tự hào và được kế thừa bản lĩnh người Lào Cai được tạo dựng nên từ “hợp nguồn” xuôi - ngược trong vị thế mới.

Như vậy, hơn 10 năm, 18 vạn đồng bào miền xuôi (trong đó người Hải Phòng có 4 vạn) lên quê mới thành cư dân Lào Cai nhưng luôn gắn bó với quê cũ cả về tâm tư, tình làng xóm, dòng họm truyền thống lao động, yêu độc lập tự do, niềm tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương của Đảng và của lãnh đạo 2 tỉnh; nó đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt cả cố hương và tân quê, đặc biệt trong việc giữa vững bình yên ở 2 đầu: miền núi Tây Bắc và duyên hải Đông Bắc nước ta.

Nhìn lại chặng đường 60 năm qua có thể thấy những bài học kinh nghiệm mà tựu trung lại, có thể khái quát như sau:

- Tiếp nối truyền thống di dân từ miền xuôi lên miền núi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam để tăng cường sứ mạnh toàn diện cho biên ải.

- Phù hợp với Bối cảnh lịch sử và quan điểm của Đảng về miền núi những năm 1960 trong hoàn cảnh cả nước tiến hành đồng thời hai cuộc Cách mạng.

- Việc vận động đồng bào lên khai hoang miền núi những năm 1960 và chính sách đối với người đi của tỉnh Kiến An (sau là Hải Phòng) có nhiều sáng tạo.

- Việc tiếp nhận, sắp xếp dân cư đối với người dân khai hoang của các địa phương thuộc Lào Cai đã được chú trọng toàn diện, sát hợp.

- Được sự chỉ đạo đúng, sát của lãnh đạo hai tỉnh cả trên phương diện nhận thức tư tưởng, bước đi thích hợp, thống nhất, phối hợp hành động tốt.

Nó góp vào kinh nghiệm chung của bà con, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở có đông đồng bào Hải Phòng trong việc thực hiện các cuộc vận động, góp phần phấn đấu sớm đưa Lào Cai ra khỏi diện tỉnh nghèo, quyết tâm xây dựng quê hương Lào Cai-Hải Phòng giàu mạnh, xứng đáng là nơi “phên dậu quốc gia” vùng Tây Bắc và Đông Bắc.

Những bài học kinh nghiệm bổ ích của cuộc vận động sẽ là sức mạnh nội lực ở từng cơ sở, địa phương và kết quả cuộc vận động còn góp kinh nghiệm, ý nghĩa lịch sử to lớn với sự phát triển KT-VH-XH-ANQP của 2 tỉnh, của cả nước!

Sự đóng góp về tài năng, trí tuệ và nghị lực của người Hải Phòng trên quê hương mới được lãnh đạo các cấp ở Lào Cai cũng như Hải Phòng ghi nhận. Công lao của bà con, ngoài những người được nhà nước, chính quyền các cấp ghi nhận bởi những Huân, Huy chương, Kỷ niệm chương, Bằng, Giấy khen còn hàng vạn người, đủ mọi tầng lớp, mọi nghề nghiệp, trình độ, những người bình dân “chân lấm tay bùn” đã âm thầm cống hiến đời mình cho tân quê, cho mối quan hệ đôi quê và cho đất nước.

Trong quá trình 60 năm ấy đã nêu bật vai trò, ảnh hưởng của người khai hoang và có 3-4 thế hệ gốc đất Cảng được sinh ra và lớn lên tại “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việ,  bà con tự tập hợp nhau lại báo cáo cấp có thẩm quyền và được tỉnh cho phép thành lập “Hội Đồng hương”. Những năm trước hoạt động lẻ tẻ, không thống nhất, không có mối liên hệ thường xuyên.

Khởi đầu từ 2007, đến nay Hội đồng hương Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai đã qua 3 kỳ Đại hội. Sự ra đời của Hội đồng hương Hải Phòng đáp ứng được lòng mong mỏi của các thế hệ người Hải Phòng vẫn từng ngày gắn bó với Lào Cai.. Từ chỗ 1 vài cơ sở tự phát với mấy trăm hội viên, hiện nay Hội đã có 26 Hội cơ sở ở 26 xã phường trong 9 huyện, thị xã, thành phố với 2.430 hội viên. Đặc biệt, hôm 16/11/2021, BCH HĐHHP huyện Bảo Thắng sau nhiều hoạt động độc lập với gần 400 Hội viên đã có buổi giao lưu với Thường trực BCH HĐHHP tỉnh và thống nhất nhập chung về một mối là HĐHHP tỉnh Lào Cai.

Việc tổ chức các đoàn về thăm quê, đón các đoàn ở quê lên; khen thưởng các cháu học sinh giỏi, chúc thọ các cụ, thăm hỏi khi ốm đau, chia sẻ lúc hoạn nạn…là những nét nổi bật mà Hội Đồng hương Hải Phòng là một trong những Hội Đồng hương hoạt động thường xuyên, thiết thực có hiệu quả.

Chúng ta không thể quên nghĩa tình đồng hương khi bà con gặp nạn thiên tai ở Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát…hay khi gặp sự cố ở Bảo Thắng đều được Hội đến hỏi thăm mang theo những tình cảm và vật chất hỗ trợ phần nào. Đặc biệt việc Chúc thọ các cụ Cao niên, việc tặng quà các cháu có thành tích trong học tập, việc hỗ trợ các gia đình có công,…là những việc làm thắm đượm nghĩa tình mà đâu phải Hội Đồng hương nào của giữ được nếp thường xuyên!

Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Hội cũng là nơi mà bà con gửi gắm, thực thi nhiều hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”.

Cách đây 15 năm, việc Kỷ niệm 40 năm người Hải Phòng đi khai hoang tại Lào Cai được Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn thành Phố Hải Phòng tổ chức vào năm 2001, mặc dù quy mô khiêm tốn nhưng nó như là một sự mở đầu.

 Đáp ứng nguyện vọng của bà con, Lễ Kỷ niệm 50 năm người Hải Phòng đi xây dựng kinh tế- văn hóa-quốc phòng tại Lào Cai đã được tổ chức long trọng ngày 18/3/2012 tại Trung tâm Hội nghị thành phố khi đó là Hội trường lớn của tỉnh. Cách đây 5 năm, đúng vào ngày kỷ niệm lần thứ 61 năm giải phóng quê hương đất Cảng, ngày 13/5/2016, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, hơn 700 đại biểu dự Kỷ niệm 55 năm người Hải Phòng đi xây dựng kinh tế- văn hóa-quốc phòng tại Lào Cai. Đó là kết quả của sự quan tâm, chỉ đạo, ủng hộ chí tình, có hiệu quả của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lào Cai và thành phố Hải Phòng.

Từ lần Kỷ niệm 55 năm đến nay đã 5 năm. Thời gian ấy, Lào Cai có nhiều chuyển biến sâu sắc, và người Hải Phòng tự hào là có góp sức, góp công.

Đó cũng là 5 năm mà Hội đồng hương Hải Phòng phát triển sâu rộng, có nhiều hoạt động có ý nghĩa, thiết thực như giao lưu giữa các Hội Đồng hương trên mọi miền Tổ quốc, giao lưu với quê hương…

Trong đó đáng chú ý là việc Hải Phòng xây dựng Đơn nguyên lớp học 2 tầng trường Tiểu học số 2 xã Sơn Hà và nhà Sinh hoạt cộng đồng xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) trị giá hơn 5 tỷ đồng bàn giao vào ngày 26/5/2018; Dịp tháng 4,5/2020 lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Tiên Lãng, An Lão đã cử đoàn đại biểu do các đ/c Ủy viên BTV, Ủy viên BCH huyện ủy làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo một số ban ngành đã lên thăm và tặng quà là 42 tấn gạo cho những hộ gặp khó khăn là người Hải Phòng đang sinh sống, làm việc tại Lào Cai.

Đáp lại ân tình của quê hương, Hội Đồng hương Hải Phòng tỉnh đã tổ chức nhiều đợt về thăm những danh lam thắng cảnh, cơ sở kinh doanh, sản xuất giỏi của quê hương, đặc biệt đầu năm Canh Tý 2020, Lào Cai làm nòng cốt và vận động người Hải Phòng ở các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Nam Định, tf Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội tham gia Tết trồng Cây tại thành phố Cảng Trung dũng. Kết quả đã trồng được 117 cây đặc trưng của mỗi tỉnh, trong đó có những cây thuộc loại quý hiếm: Sưa đỏ, Hoàng Đàn, Bồ Đề, Nghiến, Tre Làng ngà, Lát Hoa, Đào, Hoa Ban, Trúc tại Khu Di tích Bạch Đằng Giang. Một số Hội còn mang theo những hộp đựng đất lấy tại nơi có ý nghĩa, như: nơi người Hải Phòng đặt chân đầu tiên lên khai hoang, nơi Bác Hồ về nước sau bao năm bôn ba, Ải Chi Lăng, Bến Cảng Nhà Rồng, …  

Chúng ta ghi nhớ và tri ân những cán bộ, đảng viên, những nông dân, thanh niên hừng hực khí thế khai hoang ngày đó, người có công, có thành tích được thưởng Huân, Huy Chương, được các cấp khen thưởng và cả những người vì lý do nào đó chưa được khen. Chúng ta và mai sau không được phép lãng quên lớp người vỡ hoang, mở đất và cả những người đến sau góp phần xây dựng, chấn hưng thôn xóm. Truyền thống và hiện tại, cũ và mới chan hòa, đoàn kết xây dựng quê hương tươi sáng, mạnh giầu.

Hiện nay, như chúng ta đều biết giữa Hải Phòng và Lao Cai đạt được những kết quả bước đầu trong việc hợp tác phát triển kinh tế, đặc biệt là tuyến kinh tế hai hành lang, một vành đai. Bà con Hải Phòng tại Lào Cai là vừa là người thụ hưởng thành quả đó đồng thời còn là những thành viên tích cực thực hiện cơ sở cơ chế hợp tác của hai địa phương, tuân thủ  pháp luật, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ bà con các dân tộc Lào Cai. Đó là cách thiết thực Hội chúng ta giáo dục hội viên thực hiện nghiêm túc chỉ thị của lãnh đạo thành phố Hải Phòng và tỉnh Lào Cai.

Kỷ niệm một Hoa giáp, ngày đồng bào Hải Phòng đi xây dựng Kinh tế-Văn hóa-Xã hội tại Lào Cai, đề nghị các đ/c lãnh đạo các cấp và bà con tập trung trí tuệ, sức lực, huy động mọi nguồn để dần biến việc kỷ niệm ngày này thực sự là ngày Hội của người Hải Phòng trên đất Lào Cai và mong rằng thế hệ con em chúng ta tiếp tục duy trì được ngày Kỷ niệm đầy ý nghĩa đó.

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Trao kinh phí HỖ TRỢ XÂY NHÀ TÌNH THƯƠNG

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

  Tiếp đón khách mời

    Giới thiệu chương trình

    Phát biểu của lãnh đạo

    “Mạnh Thường Quân” phát biểu

    Phát biểu của CCB

    Lễ động thổ

    Kết thúc buổi lễ

     LỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Kính thưa quý vị đại biểu

Thưa toàn thể ông bà, cô bác cùng toàn thể bà con!

Thế là chúng ta đã đi qua hơn một nửa chặng đường của năm 2021, hôm nay đúng Kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2021), và với bà con gốc Hải Phòng đây còn là dịp tiến tới Kỷ niệm 60 năm nhân dân Hải Phòng vâng theo lời Bác lên xây dựng Kinh tế-Văn hóa-An ninh-Quốc phòng tại tỉnh Lào Cai (1961-2021) với tinh thần thực hiện đồng thời 2 mũi giáp công: vừa xây dựng sản xuất, vừa phòng chống dịch Covid-19.

Được sự đồng thuận của nhà hảo tâm Nguyễn Phương Lan và gia đình, sự cho phép của các cấp lãnh đạo địa phương, của Hội đồng hương Hải Phòng tỉnh Lào Cai, xã Phú Nhuận,

Chúng ta tập trung tại đây để thực hiện một nghi thức rất ân tình và quan trọng. Đó là việc trao kinh phí khởi công xây ngôi NHÀ TÌNH THƯƠNG cho Cựu Chiến binh Tạ Văn Vũ, Hội viên HĐH Hải Phòng xã Phú Nhuận do Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Lan, Giám đốc Doanh Nghiệp Tư Nhân Xây Dựng và Thương Mại Mộc Nguyên, Phó Chủ tịch Hội ĐHHP tỉnh Lào Cai, người con của quê hương Kiến Thụy, Hải Phòng của quê hương Phú Nhuận, Bảo Thắng Lào Cai tài trợ.

Bà không chỉ là người Kinh doanh, sản xuất có hiệu quả, chấp hành pháp luật, chính sách tốt mà còn là người luôn Thực hiện tốt công tác từ thiện, an sinh xã hội trên địa bàn; Có nhiều đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động của Hội ĐHHP tỉnh Lào Cai về tinh thần và vật chất.

Đây là một trong nhiều hoạt động thiện nguyện đó của bà, gia đình và Doanh nghiệp thể hiện lòng nhân ái, tinh thần lá lành đùm lá rách,.

Lời nói đầu tiên cho phép tôi thay mặt BTC, những người thực hiện chương trình, xin gửi đến tất cả quý đại biểu, quý khách mời và toàn thể bà con lời chúc sức khỏe và lời chào mừng trân trọng nhất!

Kính thưa:

Được biết, CCB Tạ Đình Vũ, sinh năm 1959 tại quê hương Hưng Đạo, Kiến Thụy, HP. Nhập ngũ 1981 xuất ngũ với cấp bậc Thượng úy; Hiện vợ đã mất, 2 con gái đi ấy chồng, bản thân đang sống trong căn nhà chật hẹp, đã xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ mất an toàn khi giông lốc; lại đau yếu, cuộc sống gia đình chủ yếu dựa vào chế độ trợ cấp và làm ruộng, vườn. Trước hoàn cảnh khó khăn đó của gia đình, Doanh nhân Nguyễn Phương Lan, qua sự chắp nối của Chi bộ thôn, của BCH Hội ĐHHP Phú Nhuận hỗ trợ cho gia đình CCB 100 triệu đồng để chi trả tiền công thợ và mua vật liệu xây dựng căn nhà cấp 4 vững chãi hơn để ở.

Nhân đây cũng xin trân trọng thông báo, ngoài việc hỗ trợ xây căn nhà tình thương này, Doanh nhân còn hỗ trợ kinh phí làm sân trường mầm non với dự toán là 850 triệu.! (Đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay ghi nhận và hoan nghênh tấm lòng thơm thảo đó)!!

Các cụ ta xưa có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Bao đời nay, người Việt Nam luôn là những người giàu lòng nhân ái với câu truyền khẩu: “Lá lành đùm lá rách”. Sự đùm bọc, yêu thương hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng, trong cuộc sống này, khi người giàu có, khỏe mạnh giang tay với người nghèo khó, yếu đuối “một nắm khi đói bằng một gói khi no” đã giúp chúng ta vươn lên, vượt mọi khó khăn, kể cả với  người có hoàn cảnh éo le, trắc trở. Như thế là chúng ta đã làm đúng lời nhắn “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Kính thưa:

​Về dự và chứng kiến buổi trao kinh phí làm nhà hôm nay, xin giới thiệu

Đại diện lãnh đạo huyện Bảo Thắng………………………………

Đại diện lãnh đạo xã Phú Nhuận………………………………

Đại diện lãnh đạo Hội Đồng hương Hải Phòng tỉnh Lào Cai……………

Đại diện lãnh đạo Hội Đồng hương Hải Phòng xã Phú Nhuận…………

Không thể thiếu được nhà tài trợ duy nhất, Mạnh Thường Quân Nguyễn Phương Lan

Gia đình CCB………………………………

Cùng toàn thể các đồng chí là thành viên trong BTC, các MTQ, quý khách mời, các phóng viên báo đài, truyền thanh huyện, , đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh và chào đón.

Xin cám ơn toàn thể quý vị.

Mở đầu tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời vị đại diện lãnh đạo phát biểu có tính chất khai mạc, Kính mời ông

Xin cám ơn: ……………………………………………………………

Tiếp theo tôi xin trân trọng giới thiệu kính mời “Mạnh Thường Quân”, nhà Tài trợ duy nhất Nguyễn Thị Phương Lân có đôi lời phát biểu:

Xin cám ơn: ……………………………………………………………

 Tiếp theo tôi xin trân trọng giới thiệu kính mời 

Xin cám ơn: ……………………………………………………………

Tiếp theo tôi xin trân trọng giới thiệu kính mời 

Xin cám ơn lời phát biểu của

Kính thưa quý vị và các bạn!

Thực hiện xã hội hóa công tác xóa nhà tạm, chúng tay xây dựng nông thông mới đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả mọi người là một việc làm hết sức ý nghĩa, nhằm giúp đỡ phần nào cho các người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt các CCB, bà con gốc Hải Phòng  thêm phần ấm áp và hạnh phúc!.

Sau đây mời CCB Tạ Đình Vũ lên nhận kinh phí hỗ trợ của Mạnh Thường Quân. Xin kính mời bà NP Lan

Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể bà con!

Xin cám ơn quý đại biểu và toàn thể bà con đã đến chứng kiến việc làm đầy nghĩa tình hôm nay;

Cám ơn tấm lòng nhân nghĩa của bà Nguyễn Phương Lan, kính chúc bà và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phú, thành đạt; chúc Doanh nghiệp của bà luôn lớn mạnh, kinh doanh, sản xuát thu được nhiều lợi nhuận hơn và đặc biệt có thêm nhiều việc làm ân nghĩa hơn nữa!

Cám ơn các cơ quan báo đài đã đến ghi tin, đưa hình về chương trình.

Kính thưa các quý vị đại biểu cùng toàn thể bà con

Chắc chắn tiếp theo đây họ hàng, bà con thôn xóm, hội viên cùng hội sẽ còn chung tay đóng góp, hỗ trợ thêm kinh phí, vật liệu, công lao động, vật dụng sinh hoạt...để công trình sơm hoàn thành, đi vào sử dụng.

Qua việc hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình CCB Tạ Đình Vũ của bà Phương Lan một lần nữa sáng lên đạo lý “Lá lành đùm lá rách”, tình nghĩa “Đồng hương” của chúng ta !

Xin chân thành cám ơn và kính chào!!