Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Thường trực BCH HĐH đi cơ sở

Ngày 27/10/2015 Thường trực BCH Hội Đồng hương Hải Phòng tỉnh Lào Cai đi các xã Phong Niên, Sơn Hải (thuộc huyện Bảo Thắng) để nắm tình hình bà con người Hải Phòng khai hoang tại đây.
Tại 2 xã trên, Thường trực Hội đã gặp BLL Hội Đồng hương Hải Phòng,  nghe báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Hội, Chi hội, những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân thực trạng đó. Đồng thời đoàn cũng đã gặp một số bậc cao niên lên khai hoang từ những năm 1960 để nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các cụ. Qua đó đoàn đã hiểu sâu thêm về nguyên do mà Hội đồng hương ở những nơi đông người Hải Phòng, sớm thành lập Hội Đồng hương nhưng thời gian gần đây hoạt động không hiệu quả, có dấu hiệu tan vỡ! Thường trực Hội đã giải đáp, tháo gỡ và gợi mở, giới thiệu kinh nghiệm về việc củng cố Hội và chuẩn bị Kỷ niệm 55 năm người Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai.
Cũng dịp này đoàn đã đến thăm xã giao, làm việc với Đảng ủy, UBND xã Phong Niên, Sơn Hải, đại diện Huyện ủy huyên Bảo Thắng. Thường trực BCH Hội đã cám ơn sự quan tâm của lãnh đạo địa phương tới mọi mặt đời sống của nhân dân và vui mừng thấy sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của địa phương, trong đó có đóng góp của đồng bào khai hoang. Đồng thời đoàn đề nghị lãnh đạo địa phương quan tâm lãnh đạo để Hội Đồng hương Hải Phòng ở cơ sở phát triển hơn nữa, hoạt động có hiệu quả thiết thực, đúng quy định của pháp luật.
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động của Đoàn:






-Lương Đức Mến- 

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Đề xuất mở Hội thảo tiến tới Kỷ niệm 55 năm ngày Người Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai

Ảnh sưu tầm, chỉ có tính chất minh họa
KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thảo: “Công cuộc khai hoang xây dựng, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội miền núi những năm 1960
với Chính sách di dân xây dựng vùng kinh tế mới Việt Nam”.
-*-
Đặt vấn đề:
Di dân là một quy luật khách quan phản ánh đòi hỏi phát triển của mọi quốc gia. Di dân góp phần phân bố lại dân cư, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong cả nước. Di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở Việt Nam góp phần phân bố và sử dụng hợp lý các nguồn lực sức lao động và tài nguyên nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Di dân kinh tế mới còn là một trong nhiều chủ trương lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu bảo vệ an ninh và quốc phòng.
Di dân ở Việt Nam diễn ra từ lâu trong lịch sử, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước.
Giữa đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc có quan hệ chặt chẽ, sâu sắc trước hết dưới góc độ tự nhiên và trên nền mối quan hệ tự nhiên như vậy, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng đã có quan hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị và văn hóa. Lịch sử như một vòng xoáy: tổ tiên người Việt vốn có cội nguồn ở khu vực miền núi và trung du và khi ra khỏi cuộc sống hang hốc họ đã đã chuyển dịch xuống vùng đồng bằng đang trong quá trình hình thành. Hàng ngàn năm sau, đồng bằng trở lên “đất chật, người đông” và hậu duệ của những cư dân khai phá đồng bằng năm xưa lại ngược bước chân tổ tiên mình lên miền núi khai hoang những vùng “đất rộng người thưa”.
Thời hiện đại, sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và miền Bắc được giải phóng, nghị quyết Trung ương V (tháng 7/1961) về phát triển nông nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) đã chủ trương đưa đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi. Cũng trong năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào miền xuôi đi xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá miền núi. Đây được coi là sự mở đầu lịch sử cho công cuộc di dân khai hoang và xây dựng các vùng kinh tế mới ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và là cuộc di dân có tổ chức lớn nhất, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Kể từ đó đến nay, phân bố dân cư và lao động luôn được khẳng định trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam cũng như trong quyết sách lớn của Chính phủ mà những bài học kinh nghiệm từ những năm 1960 vẫn còn nguyên giá trị.
Do vậy, cần có cái nhìn tổng quát, có căn cứ khoa học và thực tiễn về “Công cuộc khai hoang xây dựng, phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội miền núi những năm 1960” để có hướng đi phù hợp cho chặng đường tiếp theo.
I. Mục đích:
 - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề;
- Bài học kinh nghiệm từ thực tế và tác động của việc đưa đồng bào từ đồng bằng lên khai hoang ở miền núi đối với địa phương đi và đến;
- Đề xuất, kiến nghị chính sách thích hợp với đồng bào khai hoang.
II. Phương pháp tổ chức hội thảo:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Báo cáo nội dung hội thảo đến lãnh đạo các tỉnh, ngành liên quan để xin chủ trương, ý kiến chỉ đạo
- Thông báo nội dung hội thảo đến các địa phương, tổ chức liên quan để chuẩn bị ý kiến và thu thập tài liệu liên quan đến nội dung hội thảo.
- Chuẩn bị đề dẫn của Ban Tổ chức một cách ngắn gọn, cô đọng, có tính chất bao quát và gợi ý những vấn đề cần thảo luận.
- Căn cứ vào chủ đề phân công các tham luận tại hội thảo với yêu cầu các tham luận cần chuẩn bị có căn cứ khoa học, có biểu mẫu thống kê, điều tra xã hội học, các số liệu, tư liệu, các dẫn chứng minh họa, chứng minh cho các quan điểm khoa học của mình. Cụ thể có thể có các tham luận:
+ Việc di dân từ miền xuôi lên miền núi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam.
+ Bối cảnh lịch sử và quan điểm của Đảng về khai hoang miền núi những năm 1960.
+ Việc vận động đồng bào miền xuôi lên khai hoang miền núi những năm 1960 và chính sách đối với người đi của tỉnh Kiến An, Hải Phòng.
+ Việc tiếp nhận, sắp xếp dân cư đối với người dân khai hoang của các địa phương nơi đến (tùy chọn).
+ Vai trò, ảnh hưởng của người khai hoang đến các mặt phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội và giữ vững ANTT miền núi nơi đến.
+ Vai trò, ảnh hưởng của người dân khai hoang đến việc hình thành, phát triển hành lang kinh tế, tam giác tăng trưởng Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
2. Chuẩn bị về nhân sự:
2.1. Nhóm chuẩn bị về nội dung:
a. Nhiệm vụ:
+ Lựa chọn, đề xuất chủ đề hội thảo, nội dung các tham luận.
+ Xây dựng đề dẫn hội thảo.
+ Phối hợp đặt bài tham luận theo yêu cầu mỗi lĩnh vực, địa phương nên lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu, có hiểu biết để chuẩn bị tham luận và việc lựa chọn, đặt bài tham luận phải tiến hành sớm, cẩn thận và khách quan.
+ Biên tập kỷ yếu hội thảo.
+ Xây dựng Chương trình hội thảo.
b. Đề xuất nhân sự:

2.2. Nhóm chuẩn bị tổ chức:
a. Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để tổ chức hội thảo, như:
+ Liên hệ địa điểm tổ chức cùng các điều kiện đảm bảo.
+ Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung xây dựng chương trình, kịch bản điều hành chi tiết buổi hội thảo.
+ Phân công người làm công tác tổ chức, dẫn chương trình, thư ký, phụ trách công tác hội trường, phụ trách các tiết mục văn nghệ (nếu có).
+ Kết hợp cùng nhóm chuẩn bị nội dung lên danh sách và liên hệ mời đại biểu, khách mời và người chủ trì hội thảo.
b. Đề xuất nhân sự:

3. Chuẩn bị về điều kiện tổ chức:
a. Nhiệm vụ:

- Lập dự trù kinh phí và nguồn kinh phí tổ chức hội thảo.
- Lựa chọn thời điểm tổ chức để đảm bảo số lượng người tham gia theo yêu cầu, có chất lượng và đảm bảo tính thời sự của chủ đề.
- Kiểm tra về địa điểm tổ chức:
+ Về không gian: Hội trường (Hội thảo nên tổ chức khoảng dưới 100 người, kê bàn ghế hình chữ U), bàn chủ tọa, bục phát biểu....
+ Về trang trí: Thông thường, trong các hội thảo, trang trí khánh tiết cần giản dị, đầy đủ, tránh quá cầu kỳ không cần thiết hoặc quá cẩu thả, sơ sài.
+ Về ánh sáng, âm thanh: Cần chuẩn bị tốt về ánh sáng để đại biểu có thể đọc rõ tài liệu âm thanh là hết sức quan trọng, micro phải đầy đủ hoặc linh hoạt để người tham gia hội thảo có thể chủ động phát biểu ý kiến, chất lượng âm thanh tốt.
+ Lưu ý: Các báo cáo viên có thể sử dụng các bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, trước khi hội thảo diễn ra cần nắm bắt rõ hình thức trình bày của báo cáo viên để chuẩn bị không gian trưng bày hoặc máy chiếu.
b. Đề xuất nhân sự:

III- Chương trình hội thảo:
- Ổn định tổ chức.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Trình bày đề dẫn tại hội thảo.
- Thảo luận: Phần thảo luận là một sinh hoạt có tính khoa học. Các tham luận phải được đề cập từ nhiều góc độ. Trong quá trình thảo luận cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan, biện chứng và phải luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý.
- Tổng kết hội thảo: Khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó nêu những đề xuất và kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa được khẳng định cần hướng cho các thành viên dự hội thảo tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh quan điểm của mình.
IV- Phân công thực hiện:

SỐ TT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
NGƯỜI THỰC HIỆN
NGƯỜI PHỐI HỢP
THỜI GIAN HOÀN THÀNH
GHI CHÚ
1
Xây dựng Kế hoạch




2
Báo cáo, xin phê chuẩn Kế hoạch




3
Dự kiến Nội dung, Khách mời, Tham luận, Kinh phí, địa điểm
BCH Hội Đồng hương HP tại LC


4
Xây dựng báo cáo Đề dẫn




5
Chọn đề tài tham luận




6
Liên hệ, đặt đề tài tham luận




7
Xây dựng tham luận




8
Dự thảo phát biểu của lãnh đạo




9
Thông qua Báo cáo đề dẫn, Báo cáo tham luận
TTBCH Hội Đồng hương HP tại LC


10
Tập hợp, in Kỷ yếu




11
Xây dựng Chương trình, Kịch bản Hội thảo




12
Xin chủ trương Kinh phí Hội thảo




13
Liên hệ địa điểm, cơ sở vật chất




14
Phân công người làm công tác tổ chức, dẫn chương trình, thư ký, phụ trách công tác hội trường, phụ trách các tiết mục văn nghệ




15
Dự kiến Tổng kết Hội thảo




16
Thực hiện kiến nghị





NGƯỜI NÊU Ý TƯỞNG



Lương Đức Mến

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Đảng bộ thành phố Hải Phòng qua các kỳ Đại hội

Tháng 4/1930, Đảng bộ Hải Phòng được thành lập. Đồng chí Nguyển Đức Cảnh được cử làm Bí thư.
Ngày 27/10/1962, Hải Phòng và Kiến An được hợp nhất, lấy tên là thành phố Hải Phòng. Đảng bộ thành phố Hải Phòng được hình thành trên cơ sở hai Đảng bộ Hải Phòng và Kiến An.
Từ khi hợp nhất đến nay, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã qua 14 kỳ Đại hội.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 1963-1968
Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ I được triệu tập và diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 10/7/1963 đến ngày 14/7/1963 tại Văn phòng Thành ủy. Dự Đại hội có 270 đại biểu chính thức và 27 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 24.804 đảng viên trong toàn thành phố.
Đại hội lần thứ I Đảng bộ thành phố đã xác định nhiệm vụ lâu dài của Đảng bộ là: Lãnh đạo quân dân Hải Phòng phấn đấu xây dựng thành phố thành một trung tâm công nghiệp phồn thịnh, một hải cảng hiện đại, một vùng nông, ngư, diêm nghiệp giàu có.
Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ thành phố khoá I, nhiệm kỳ 1963-1968 gồm 31 uỷ viên chính thức, 04 uỷ viên dự khuyết; Ban Thường vụ khoá I có 9 đồng chí. Đồng chí Hoàng Hữu Nhân được bầu làm Bí thư Thành uỷ. Các đông chí Trần Kiên, Chủ tịch UBHC thành phố và đồng chí Lê Huy được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ II, NHIỆM KỲ 1968-1971
Ngày 4/4/1968, Đảng bộ thành phố Hải Phòng tiến hành Đại hội lần thứ II, tại thôn Cẩm Văn, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão. Dự đại hội có 153 đại biểu (140 đại biểu chính thức, 13 đại biểu dự khuyết).
Đại hội đã thông qua phương hướng nhiệm vụ những năm 1968-1970 là: Lãnh đạo và chỉ đạo công tác phòng không nhân dân, chống chiến tranh phá hoại, sẵn sàng tiêu diệt địch, bảo vệ mục tiêu; tiếp tục thực hiện chuyển hướng kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, tiến hành cách mạng kỹ thuật, xây dựng kinh tế phù hợp với tình hình và yêu cầu của thời chiến; chuẩn bị tích cực cho công cuộc xây dựng thành phố sau khi chiến tranh chấm dứt; cải tiến sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng...
Đại hội bầu BCH Đảng bộ thành phố khóa II, nhiệm kỳ 1968-1971 gồm 28 ủy viên chính thức, 7 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Thành ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Trần Kiên được bầu làm Bí thư Thành ủy. Các đồng chí Tô Thiện, Lê Đức Thịnh (Chủ tịch UBHC), Đỗ Chính (Chính ủy Bộ Tư lệnh 350) được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ III, NHIỆM KỲ 1971-1974
Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ III được tiến hành từ ngày 9/8/1971 đến ngày 14/8/1971, tại Trường Đảng Tô Hiệu. Dự Đại hội có 335 đại biểu chính thức thay mặt cho 47.157 đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 1971 -1974. Động viên cao trào lao động sản xuất và tiết kiệm, đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa. Ra sức phát huy thế mạnh của thành phố, nắm vững những ngành kinh tế chủ yếu; nắm vững và vận dụng tốt 3 cuộc cách mạng, lấy cách mạng kỹ thuật làm then chốt; nỗ lực chi viện cho tiền tuyến; thực hiện tốt công tác quân sự địa phương và công tác phòng không nhân dân, làm tốt công tác hậu phương; tiến lên cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân; chăm lo công tác xây dựng Đảng...
Đại hội bầu BCH Đảng bộ thành phố khóa III, nhiệm kỳ 1971-1974 gồm 21 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Thành ủy gổm 7 đồng chí. Đồng chí Trần Kiên được bầu lại làm Bí thư Thành ủy. Các đồng chí Lê Đức Thịnh, Đỗ Chính được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ IV NHIỆM KỲ 1974-1976
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ IV được tiến hành từ ngày 20/3/1974 đến ngày 23/3/1974, tại Trường Đảng Tô Hiệu. Dự Đại hội có 350 đại biểu chính thức thay mặt cho 5 vạn đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội đã thông qua phương hướng nhiệm vụ 2 năm 1974-1975 là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quyền lực của chính quyền, củng cố các tổ chức quần chúng, động viên toàn Đảng, toàn dân phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần làm chủ tập thể, thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, giữ gìn trật tự an ninh, chi viện kịp thời cho miền Nam, cho Đà Nẵng - Gò Công kết nghĩa, tích cực xúc tiến các công việc, chuẩn bị phục vụ cho bước phát triển của thành phố trên quy mô lớn những năm sau...
Đại hội bầu BCH Đảng bộ thành phố khóa IV, nhiệm kỳ 1974-1976 gồm 29 ủy viên chính thức và 5 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Thành ủy có 9 đồng chí. Đồng chí Trần Kiên được bầu lại làm Bí thư Thành ủy. Các đồng chí Lê Đức Thịnh, Đỗ Chính được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ V
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V được tiến hành từ ngày 11/5 đến ngày 15/5/1976 tại Trường Đảng Tô Hiệu. Có 349 đại biểu chính thức tham dự Đại hội thay mặt cho hơn 5 vạn đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội đã thẳng thắn kiểm điểm những tồn tại trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội và tập trung thảo luận nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với thành phố. Đại hội quyết định phương hướng nhiệm vụ trong 5 năm 1976-1980 là: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực của chính quyền và vai trò làm chủ tập thể của quần chúng, động viên toàn Đàng, toàn dân, toàn quân nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần làm chủ tập thể, đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng, tiếp tục khắc phục những hậu quả chiến trah, nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, ổn định và cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đại hội bầu BCH Đảng bộ thành phố khóa V gồm 34 đồng chí ủy viên chính thức và 4 đồng chí ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí, đồng chí Trần Kiên được bầu lại làm Bí thư. Các đồng chí Đỗ Chính, Nguyễn Văn Bút được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
(Do tình hình lịch sử nên nhiệm kỳ Đại hội lần thứ V  kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 năm 1976 đến tháng 11 năm 1976)
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 1976 - 1979
Do tình hình thực tiễn đất nước và chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976), sau 6 tháng Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V (5-1976), Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI được tổ chức tại Trường Đảng Tô Hiệu. Đại hội được tiến hành 2 vòng. Vòng I từ ngày 8/11/1976 đến ngày 10/11/1976, có 450 đại biểu chính thức. Vòng 2 được tiến hành sau Đại hội toàn quốc lần thứ IV, họp từ ngày 18 đến 21/5/1977, gồm 449 đại biểu chính thức thay mặt cho hơn 5 vạn đảng viên dự Đại hội.
Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ chung trong 2 năm 1977-1978 là: Tăng cường đoàn kết nhất trí, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và hiệu lực của chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần tự lực tự cường, khí thế cách mạng tiến công, phát huy mọi thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, ra sức khai thác mọi khả năng tiềm tàng, đẩy mạnh phát triển kinh tế; cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Đại hội bầu BCH gồm 35 đồng chí ủy viên chính thức, 4 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Trần Đông được bầu làm Bí thư Thành ủy. Các đồng chí Nguyễn Văn Bút, Đỗ Chính được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ VII, NHIỆM KỲ 1979-1982
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII diễn ra trong 4 ngày, từ 30/6/1979 đến 4/7/1979, tại Trường Đảng Tô Hiệu. Dự đại hội có 460 đại biểu chính thức, 36 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 52.366 đảng viên toàn Đảng bộ.
Đại hội đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ hai năm 1979-1980: Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống trung dũng - quyết thắng, tinh thần cảnh giác cách mạng, ra sức khai thác mọi tiềm năng về lao động, đất đai, hồ ao, sông biển, công suất máy móc thiết bị và những tài nguyên khác, đẩy mạnh sản xuất; hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, bảo đảm và ổn định đời sống nhân dân; tăng cường an ninh-quốc phòng, bảo vệ thành phố; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN...
Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ khoá VII, nhiệm kỳ 1979-1982 gồm 41 uỷ viên chính thức, 04 uỷ viên dự khuyết. Ban Thường vụ Thành uỷ gồm 11 đồng chí. Đồng chí Bùi Quang Tạo được bầu làm Bí thư Thành uỷ khoá VII. Đồng chí Đoàn Duy Thành, Chủ tịch UBND thành phố và đồng chí Nguyễn Văn Bút được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 1982-1986
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII được tiến hành làm 2 vòng. Vòng I từ ngày 11/1/1982 đến ngày 17/2/1982 tại Trường Đảng Tô Hiệu. Có 466 đại biểu chính thức và 47 đại biểu dự khuyết. Vòng II được tiến hành trong 05 ngày, từ ngày 12/1 đến ngày 16/1/1983 tại trường Đảng Tô Hiệu, gồm 464 đại biểu chính thức thay mặt cho 56.212 đảng viên tham dự đại hội.
Đại hội đã xây dựng mục tiêu kinh tế-xã hội thành phố những năm 80 và phương hướng, nhiệm vụ chung của Đảng bộ đến năm 1985. Trong đó, Đại hội đã chỉ rõ mục tiêu xây dựng Hải Phòng: "Vừa là thành phố Cảng, có công nông nghiệp phát triển; vừa là một trung tâm xuất nhập khẩu, du lịch-dịch vụ; đồng thời là một pháo đài thép chống xâm lược".
Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ khoá VIII, nhiệm kỳ 1982-1986 gồm 41 ủy viên chính thức, 04 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ Thành ủy gồm 13 đồng chí. Đổng chí Đoàn Duy Thành được bầu làm Bí thư Thành ủy khoá VIII. Các đồng chí Nguyên Dần, Lê Thành Dương được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 1986-1990
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX được triệu tập và họp từ ngày 17/10 đến 21/10/1986, tại Trường Đảng Tô Hiệu. Dự Đại hội có 466 đại biểu, thay mặt gần 70.000 đảng viên của Đảng bộ.
Trên cơ sở đánh giá tình hình những năm 1982-1985 với tinh thần cách mạng, nhìn thẳng vào sự thật, đổi mới tư duy, thấy rõ thành tựu, ưu điểm và những yếu kém, Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ thành phố 5 năm 1986-1990 và mô hình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố: “Đưa Hải Phòng mau chóng trở thành thành phố có Cảng hiện đại, có công nghiệp - nông nghiệp - văn hóa - dịch vụ phát triển; là một trong những trung tâm công nghiệp, vận tải, xuất nhập khẩu và du lịch vùng, một pháo đài thép chống xâm lược”.
Đại hội bầu BCH Đảng bộ thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 1986-1989 gồm 45 ủy viên chính thức, 13 ủy viên dự khuyết. Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí. Đông chí Lê Danh Xương được bầu làm Bí thư Thành ủy. Các đồng chí Trương Quang Được, Trần Văn Thức được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ X, NHIỆM KỲ 1991-1996
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X được tiến hành làm 2 vòng. Vòng I Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X được tiến hành từ ngày 23/4 đến ngày 27/4/1991 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt -Tiệp. 429 đại biểu thay mặt cho 70.000 đảng viên về dự Đại hội. Sau Đại hội lần thứ VII của Đảng, Đảng bộ thành phố họp vòng II từ ngày 18/10 đến ngày 21/10/1991.
Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc và khách quan kết quả thực hiện công cuộc đổi mới trên địa bàn thành phố, quyết định phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 1991 – 1996, trong đó khẳng định quyết tâm: "Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng có Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học, công nghệ phát triển, trung tâm thương mại và du lịch vùng, an ninh quốc phòng vững mạnh".
BCH Đảng bộ thành phố khoá X, nhiệm kỳ 1991-1996 gồm 54 ủy viên (kể cả bầu bổ sung). Ban Thường vụ Thành ủy gồm 13 đồng chí. Đồng chí Lê Danh Xương được bầu lại làm Bí thư thành ủy. Các đồng chí Trần Văn Thức, Đào An được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 1996-2001
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI được tiến hành từ 07/5 đến 10/5 năm 1996 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Tiệp. 349 đại biểu chính thức (thay mặt cho hơn 70.000 đảng viên) về dự Đại hội.
Đại hội đã quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 5 năm 1996-2000 là: Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần ổn định và phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, gắn với việc phát triển có hiệu quả của Cảng, các khu công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại du lịch, củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm kinh tế mạnh của vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng địa bàn kinh tế trọng điểm.
BCH Đảng bộ khoá XI, nhiệm kỳ 1996-2001 có 54 uỷ viên (cả bầu bổ sung đến năm 2000). Ban Thường vụ Thành uỷ gồm 14 đồng chí (cả bầu bổ sung đến năm 2000). Đồng chí Lê Danh Xương được bầu lại làm Bí thư Thành ủy. Đến tháng 1/2000, đồng chí Tô Huy Rứa, UVTW Đảng được Trung ương điều về làm Bí thư Thành uỷ. Các đồng chí Trần Văn Thức, Trần Huy Năng được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2001-2005
Đại hội Đảng bộ lần thứ XII diễn ra từ ngày 2 đến 4/1/2001 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Tiệp. Có 300 đại biểu chính thức (thay mặt cho gần 80.000 đảng viên) về dự Đại hội.
Đại hội đã xác định mục tiêu trong 10 năm (2001 - 2010) phải đạt được là tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng thành phố Cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển và trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thủy sản ở miền Bắc. Nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm (2001-2005) là khẳng định một cách vững chắc vị trí của Hải Phòng là đô thị trung tâm quốc gia, cửa chính ra biển của miền Bắc...
Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ khoá XII, nhiệm kỳ 2001-2005 gồm 47 uỷ viên. Ban Thường vụ gồm 13 đồng chí. Đồng chí Tô Huy Rứa, Uỷ viên Trung ương Đảng, được bầu lại làm Bí thư Thành uỷ. Các đồng chí Nguyễn Văn Thuận và Trần Huy Năng được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Năm 2003, đồng chí Nguyễn Văn Thuận được bầu làm Bí thư Thành uỷ thay đồng chí Tô Huy Rứa chuyển công tác về Trung ương. Tháng 7 năm 2003, đồng chí Trịnh Quang Sử được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tháng 10 năm 2004, đồng chí Đặng Văn Mấm được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2005-2010
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/12/2005 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Tiệp. Đại hội XIII có 299 đại biểu chính thức (thay mặt cho hơn 80.000 đảng viên) tham dự.
Báo cáo chính trị của Đại hội thể hiện rõ tinh thần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố, phát huy lợi thế thành phố Cảng, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng phát triển toàn diện, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ thành phố khoá XIII, nhiệm kỳ 2005-2010 gồm 49 đồng chí. Ban Thường vụ gồm 12 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Thuận được bầu lại làm Bí thư Thành uỷ khoá XIII. Đồng chí Trịnh Quang Sử được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tháng 7 năm 2006, đồng chí Dương Anh Điền được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tháng 5 năm 2008, đồng chí Nguyễn Ngọc Lâm được Trung ương điều động về làm Phó Bí thư Thành ủy. Năm 2010, đồng chí Nguyễn Văn Thành được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy.
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XIV NHIỆM KỲ 2010-2015
Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 được tổ chức từ ngày từ 28/11 đến ngày 1/12/2010, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp. Có 350 đại biểu chính thức (thay mặt cho gần 100 nghìn đảng viên của toàn đảng bộ) tham dự Đại hội.
Đại hội đã xác định mục tiêu phát triển thành phố đến năm 2015 là: Phát huy toàn diện, đồng bộ tiềm năng, lợi thế của thành phố Cảng, tập trung cao mọi nguồn lực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo bước phát triển đột phá, để đến năm 2015 Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại...
Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ thành phố khóa XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 55 đồng chí. Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Thành, được bầu làm Bí thư Thành uỷ Khoá XIV. Các đồng chí Dương Anh Điền, Nguyễn Thị Nghĩa được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tháng 4 năm 2014, đồng chí Lê Văn Thành được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tháng 12 năm 2014, đồng chí Dương Anh Điền được Bộ Chính trị chuẩn y làm Bí thư Thành ủy (thay đồng chí Nguyễn Văn Thành chuyển công tác về Trung ương).
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ LẦN THỨ XV NHIỆM KỲ 2015-2020
Ngày 19/9/2015, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về việc tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020. Theo đó, Đại hội được tổ chức trong 04 ngày, từ 21 đến 24/10/2015 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp. Đại hội có nhiệm vụ:
1.Tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 và xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015-2020.
2. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
3. Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XV, nhiệm kỳ 2015-2020.
4. Bầu Đoàn đại biểu của Đảng bộ thành phố đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội: 350 đại biểu.
Tại dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XIV đã dự kiến Chủ đề Đại hội là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng” và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo sự phát triển đột phá; hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại.
*** Mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố là một mốc son đánh dấu từng chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng thành phố. Từ Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất đến Đại hội Đảng bộ lần thứ XV là một quá trình phấn đấu, trưởng thành của Đảng bộ trên các mặt nhận thức, bản lĩnh, năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, ra sức phấn đấu xây dựng thành phố giàu mạnh.
Phát huy truyền thống “Trung dũng, Quyết thắng”, phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, Đảng bộ, quân và dân thành phố sẽ tiếp tục xây dựng Hải Phòng sớm trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại.

(Nguồn: http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=ubndtp&MenuID=9895&ContentID=77265)